Home / Blog / Làm Mẹ / Trẻ bị rối loạn giấc ngủ nguyên nhân giải pháp

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ nguyên nhân giải pháp

Rối loạn giấc ngủ có liên quan đến các rối loạn về trí tuệ và ngôn ngữ, đặc biệt là các rối loạn tâm lý. Trong các rối loạn tâm lý, phải kể đến rối loạn về ý thức, về sự chú ý và về khí sắc.

Rối loạn giấc ngủ  ảnh hưởng đến tính tình và năng suất học tập của trẻ

 

Ở trẻ 4 tháng tuổi trở lên, việc phải chống đỡ với giấc ngủ khi thức khuya chơi đùa có thể gây rối loạn giấc ngủ. Do cơ thể phải đối phó với tình trạng tăng các chất sinh hóa bên trong nên trẻ sinh ra quá tỉnh táo, hay thức giấc. Các kiểu mất ngủ (mất ngủ toàn phần, mất ngủ do lịch ngủ không đúng, do thiếu giấc ngủ ngon hay do giấc ngủ gián đoạn) gây ra nhiều kiểu mất thăng bằng các chất sinh hóa bên trong. Tình trạng quá tỉnh táo của trẻ có những mức độ sau:

– Tăng hoạt động sinh lý.

– Thức giấc luôn do thần kinh.

– Thao thức quá mức.

– Tăng phản ứng do cảm xúc.

– Tăng nhạy cảm giác quan.

Khi sự rối loạn giấc ngủ ở trẻ đã đến mức “quá tỉnh táo” thì rất lâu mới bình phục, để lại hậu quả nặng nề cho các tuổi sau, nhất là với trẻ từ 4 đến 12 tháng tuổi. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ có thể bị mất ngủ mạn tính mà cha mẹ không biết.

Rối loạn giấc ngủ còn ảnh hưởng đến tính tình và năng suất học tập của trẻ ngay cả khi tình trạng này đã chấm dứt. Theo một nghiên cứu, có tới 13{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} trẻ em thuộc lứa tuổi lên 10 phải ngủ ngày nhiều và hơi trầm cảm do rối loạn giấc ngủ. Chúng phải trằn trọc trung bình 45 phút mới ngủ được và hay thức dậy trong đêm.

Rối loạn giấc ngủ có liên quan đến các rối loạn về trí tuệ và ngôn ngữ, đặc biệt là các rối loạn tâm lý. Trong các rối loạn tâm lý, phải kể đến rối loạn về ý thức, về sự chú ý và về khí sắc.

–  Rối loạn ý thức và tỉnh thức: Trẻ sẽ quan tâm đến chu kỳ ngủ- thức, số lượng, chất lượng và kiểu ngủ- thức, quan tâm đến các rối loạn khó ngủ.

– Rối loạn chú ý: Trẻ lơ đãng, thiếu tập trung, khoảng chú ý hẹp.

– Rối loạn khí sắc: Trẻ có các biểu hiện như lo âu, trầm cảm, dễ bị kích thích.

Tóm lại, do bị rối loạn giấc ngủ, tâm lý của trẻ sẽ thay đổi, hay cáu bẳn, dễ bị kích thích, thậm chí trầm cảm. Vì vậy, bố mẹ rất dễ hiểu nhầm về bệnh của con.

Cần phải chữa ngay

Trẻ lúc 3 tháng tuổi có thể bị rối loạn giấc ngủ. Đang khỏe mạnh, ngủ đều, bỗng nhiên bé không ngủ được và khóc suốt đêm. Ngay cả ban ngày, bé cũng la hét. Người mẹ tưởng con thức dậy vì đói nên cho bú, nhưng bú xong bé lại khóc. Có những trẻ không khóc nhưng lại thích chơi khuya với bố mẹ.

Để tránh tình trạng này, cần lập cho bé một thời gian biểu ngủ ngắn đầy đủ vào ban ngày để khi được đặt vào nôi là ngủ ngay. Đặc biệt, nếu tránh được cho bé những kích thích quá mức vào ban ngày thì tình trạng thức đêm cũng như tính cáu kỉnh, dễ bị kích thích sẽ hết.

Không nên để bé chơi với bố mẹ quá lâu vì trẻ bị kích thích bởi độ dài thời gian nhiều hơn là bởi cường độ. Càng được nghỉ nhiều, bé càng dễ ngủ và giấc ngủ càng êm ái.

Thức đêm ở trẻ 4-8 tháng tuổi

Trong những trẻ mắc chứng thức đêm thuộc lứa tuổi này, chúng tôi tạm chia thành 2 nhóm:

– Nhóm 1: Nhóm này chiếm khoảng 20{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} số trẻ, chủ yếu là 4-5 tháng tuổi, thức đêm do đau bụng (colic). Chúng không những thức đêm thường xuyên mà tổng thời lượng ngủ cũng ít. Các cháu trai hay giãy đạp bất thường vào ban đêm hơn các cháu gái. Nếu trước đó, các cháu được điều trị chứng đau bụng bằng đủ loại thuốc hữu hiệu thì đến giai đoạn này, chúng vẫn hay thức đêm. Những trẻ này thường quá tỉnh táo, tính khí bất thường, hay thức giấc ban đêm, khóc liên tục, đặc biệt là lúc chập tối và đầu hôm do đau bụng (colic). Việc chăm sóc quá nhiều đến giấc ngủ đêm và giấc ngủ ngày cũng không thể giúp trẻ hết thức đêm.

Tuy vấn đề không nghiêm trọng nhưng nếu trẻ thức đêm nhiều và liên tục, sức khỏe về sau sẽ bị ảnh hưởng.

– Nhóm 2: Nhóm này chiếm khoảng 10{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} số trẻ, hay thức đêm do ngáy nhiều và thở bằng miệng khi ngủ.

Phần lớn số trẻ này khó thở do có bệnh dị ứng. Do trẻ không đau bụng, không khóc thét khi thức dậy nên đa số cha mẹ không coi đây là vấn đề nghiêm trọng. Kết quả là chúng ngày càng ngáy to, giấc ngủ ngắn hơn các trẻ khác.

Lịch biểu ngủ không đúng

Việc đi ngủ quá muộn hay thức dậy quá sớm cũng là những nguyên nhân gây ra chứng thức đêm ở trẻ. Có cháu phải được dỗ dành, đu đưa 2-3 giờ liền mới thiếp đi, rồi sau đó lại thức dậy. Những trẻ này thường thức giấc 3-4 lần trong đêm, thậm chí có đêm 10 lần. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm tăng thời kỳ tiềm ẩn đi vào giấc ngủ đối với trẻ, làm cháu tỉnh giấc luôn, rối loạn giấc ngủ, dễ thức dậy ban đêm, dễ bị kích thích hoặc trở thành trẻ quá hiếu động.

Biểu hiện thường thấy ở các trẻ này là hay giãy giụa khi ngủ. Những trẻ khỏe mạnh vẫn hay giãy đạp khi ngủ nhưng không nhiều và chỉ trong thời gian ngắn. Còn những trẻ thức đêm do lịch biểu ngủ không đúng thường giãy đạp lâu cả 4 chi do quá mệt vì không được nghỉ đủ. Việc cơ quan vận động luôn hoạt động ở tốc độ cao khi thức cũng như khi ngủ như vậy là dấu hiệu giấc ngủ bị rối loạn.

Các nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

– Lịch ngủ bất thường (ngủ muộn, thức dậy muộn, ngủ trưa sai giờ…)

– Thời lượng ngủ quá ngắn( tổng thời lượng ngủ không đủ).

– Giấc ngủ bị gián đoạn (hay thức dậy)

– Thiếu giấc ngủ ngày (không ngủ ngày hay ngủ ngày quá ít thời gian).

– Thời gian chuẩn bị ngủ kéo dài (lâu ngủ).

– Giãy giụa quá nhiều trong khi ngủ (ngoẹo đầu, lật người nhiều lần).

Những lầm tưởng về nguyên nhân thức đêm

 

Hiện tượng thức đêm ở trẻ em không phải do ăn quá nhiều đường, hạ đường huyết ban đêm, thiếu kẽm hay nhiều giun (đặc biệt là giun kim).

Thức đêm cũng không phải do mọc răng, mặc dù vấn đề mọc răng của trẻ em nước ta đang cần được nghiên cứu thêm. Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ có sự liên quan giữa chuyện mọc răng với chứng thức đêm ở trẻ. Đầu thế kỷ XX, ở Anh có đến 5{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} trẻ em chết vì những vấn đề liên quan đến răng. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khoa học Phần Lan đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề mọc răng trên 230 trẻ em (từ 4 đến 30 tháng tuổi) và nhận thấy, đau răng, mọc răng không gây sốt, bạch cầu không cao, không viêm. Quan trọng hơn là đau răng không phải nguyên nhân gây thức đêm. Họ khẳng định rằng tình trạng thức đêm ở trẻ rất có thể do thiếu giấc ngủ ngày, bị kích thích quá mức hoặc lịch biểu ngủ không bình thường, chứ không phải do mọc răng. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần bảo vệ răng cho trẻ.

Sự đau đớn tăng lên trong đêm cũng không làm cho trẻ thức đêm. Một nghiên cứu trên gần 2.200 em từ 6 đến19 tháng tuổi cho thấy,

16{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} cháu bị đau ở chân, đùi, gối, và thường đau vào chiều hoặc tối. Nhưng so với những trẻ không đau, những cháu này không có gì khác biệt về thức đêm. Nói cách khác, đau không liên quan đến thời gian phát triển của đứa trẻ. Việc xoa bóp, đắp nóng… về đêm có thể làm đau thêm cho các cháu chứ không giảm được cái đau do thực tổn gây ra.

Thức đêm ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi

Theo một nghiên cứu, có 20 {d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} trẻ từ 1 đến 2 tuổi thức dậy trên 5 lần/tuần, trong khi đối với trẻ trên 3 tuổi, có 26{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} trẻ thức dậy ít nhất 3 lần/tuần. Muốn trẻ ngủ lại dễ dàng, phải có kỹ thuật. Bố mẹ phải giúp con ngủ lại thì các con mới dễ ngủ.

Các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu những trẻ em 1- 2 tuổi hay thức đêm vì chấn thương như gãy xương, rách da, cần được chăm sóc y tế hơn là ngủ. Kết quả là chỉ 17{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} số trẻ có chấn thương là ngủ tốt, còn 40{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} số trẻ bị thức đêm.

Ban đêm, đa số các cháu từ 1 đến 5 tuổi cần tới 30 phút (sau khi tắt hết đèn) mới ngủ được. Chúng thức dậy một lần trong tuần, chỉ một số ít là thức mỗi đêm một lần. Nếu kiểu ngủ của con bạn (ở lứa tuổi này) là hoàn toàn khác thì khả năng con bạn có rối loạn giấc ngủ là 20{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551}. Và nếu điều đó đúng, thì lý do có thể là ngủ ngày quá nhiều. Có khoảng 5{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} -10{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} trẻ em ở khoảng 4-14 tuổi mắc phải tình trạng này.

Giấc ngủ không phải là quá trình tự điều hoà như cơ thể tự điều hoà nhiệt độ. Giấc ngủ giống như việc nuôi con. Có nhiều cách nuôi con, nhưng trẻ chỉ cần một cách nào đó giúp có nhiều calo để chóng lớn. Chế độ ăn nào không cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc gây mất cân bằng dinh dưỡng thì chế độ ăn đó không tốt, có ảnh hưởng xấu đến sức lớn và phát triển của trẻ em. Điều này cũng đúng với các kiểu ngủ không ngon giấc.

Trẻ lớn hay trẻ nhỏ khi buồn ngủ đều không diễn tả được là chúng cảm thấy như thế nào? Nhưng ta có thể biết được qua đặc điểm hành vi của chúng (linh hoạt, nhạy bén, năng động, tỉnh táo, lề mề, chậm chạp) để nhận biết và có sự chăm sóc hợp lý.

About Bích Khoa

Check Also

Người duy nhất

Đó là một phụ nữ đã bươn chải trong những năm tháng thanh xuân của …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *