Giấc ngủ đối với trẻ em là rất quan trọng. Các nghiên cứu đều chứng minh có sự liên quan chặt chẽ giữa giấc ngủ và khả năng học tập. Để con thức quá khuya, cho con bỏ ngủ để đi chơi, dù chỉ 30 phút, là rất tai hại. Con sẽ bị mất ngủ mạn tính, thậm chí mất cả giấc ngủ ngắn, ảnh hưởng nhiều đến học tập.
Thế nào là giấc ngủ ngon của trẻ?
Một giấc ngủ ngon phải có 4 yếu tố:
– Thời lượng ngủ phải đủ, tính cả ngủ đêm và ngủ ngày.
– Có các giấc ngủ ngắn xen lẫn.
– Duy trì giấc ngủ tốt.
– Có thời gian biểu ngủ để bảo đảm hoặc điều chỉnh giấc ngủ khi cần và tạo thành thói quen tốt cho ngủ, nghỉ.
Thời lượng ngủ
Thời lượng ngủ là lượng thời gian của giấc ngủ có được trong 24
giờ. Người ta phân biệt:
– Thời lượng ngủ ngắn: Lượng thời gian của các giấc ngủ ngắn.
– Thời lượng ngủ dài: Lượng thời gian của các giấc ngủ dài.
– Tổng thời lượng ngủ: Lượng thời gian của cả giấc ngủ ngắn và dài trong 24 giờ.
Thời lượng ngủ phải đủ để hồi phục sức khỏe, để trẻ đủ tỉnh táo và tiếp tục chơi, và để bố mẹ yên tâm làm việc.
Vậy ngủ bao nhiêu là vừa ? Thật khó nói. Điều này tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ:
1. Lứa tuổi dưới 3-4 tháng: Trẻ ngủ theo yêu cầu, vì cháu chưa có nhịp thức – ngủ tự nhiên, chưa có kiểu ngủ tự nhiên, còn lẫn lộn ngày và đêm (ngủ dài ban ngày, thức dài ban đêm), không chịu ảnh hưởng của các tiếng động môi trường.
• Những ngày đầu sơ sinh: Trẻ ngủ 16-17, thậm chí 20
giờ/ngày nhưng giấc dài nhất chỉ kéo dài 4-5 giờ.
• Từ 1 tuần đến 4 tháng: Thời lượng ngủ giảm xuống từ 15-
16,5 giờ, giấc dài nhất trong đó tăng lên thành 4-9 giờ. Thời gian này nói chung trẻ ngủ nhiều, tha hồ ẵm bế đi khắp nơi. Xung quanh có thể ồn ào, trẻ vẫn không bị thức dậy. Cha mẹ không lo ngại vì lúc này cháu ngủ theo nhu cầu bản thân.
• Thực tế, có cháu 1-2 tuần tuổi lại thức khá lâu, sau đó mới yên tĩnh lại. Đó là do hệ thần kinh của cháu chưa phát triển.
2. Lứa tuổi trên 3-4 tháng: Trẻ vẫn ngủ nhiều nhưng chịu tác động của môi trường xung quanh (hành vi của bố mẹ và người thân, mức độ yên tĩnh, ánh sáng, sự căng thẳng của môi trường). Giữ gìn sự yên tĩnh xung quanh, hành vi âu yếm của bố mẹ lúc này là rất cần.
Sau 6 tháng, trẻ bắt đầu chú ý đến xung quanh: cái tủ, chiếc xe máy, tấm ảnh treo trên tường, đồ chơi bày xung quanh chỗ nằm. Các thứ này đôi khi làm trẻ mất tập trung. Tất nhiên cũng có một vài trường hợp đặc biệt, nhịp thức – ngủ hình thành sớm.
3. Trẻ đang bú và tuổi răng sữa
Trẻ càng lớn, thời lượng ngủ càng giảm dần. Nghiên cứu tiến hành trên hơn 2.000 trẻ em của bác sĩ Weissbluth (Mỹ) vào năm 1980 cho thấy:
– Tuổi càng lớn, thời lượng ngủ càng giảm (cả số giờ ngủ đêm, ngủ ngày và tổng thời lượng ngủ).
– 90{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} trẻ em ở độ tuổi này ngủ dưới 16 giờ, trong đó 10{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} trẻ ngủ từ 11 giờ trở xuống.
Kết quả này hoàn toàn trùng hợp với các nghiên cứu trước đó của Anh (1910), của Nhật (1925), của Mỹ ở Minnesota (1927) và ở California (1941). Điều này chứng tỏ, bất chấp sự khác biệt về văn hóa, dân tộc, lối sống, xã hội…, sự thay đổi thời lượng ngủ của trẻ em tại các nước đều giống nhau vì được quy định bởi các yếu tố sinh học.
Khảo sát mới đây của bác sĩ Weissbluth trên 60 em khỏe mạnh, lúc 5 tháng tuổi và lúc 36 tháng tuổi cho kết quả:
• Trẻ 5 tháng tuổi: Khi đối chiếu thời lượng ngủ với khả năng chú ý của trẻ, tác giả nhận thấy những trẻ hay chơi đùa, hay mỉm cười với bố mẹ, có tính thích ứng bình thường, nhìn người lạ một cách chăm chú, đều có thời lượng ngủ dài.
Tùy theo thời lượng ngủ, các cháu được chia làm 2 nhóm:
Thời lượng ngủ Nhóm 1 Nhóm 2
Thời gian ngủ ngày 3 giờ 30 phút 3 giờ
Thời gian ngủ đêm 12 giờ 9 giờ 30 phút
Tổng thời lượng ngủ 15 giờ 30 phút 12 giờ 30 phút
Thời gian ngủ của nhóm 1 lớn hơn nhóm 2 là 3 giờ (gần 20{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551}) và khoảng chú ý của nhóm 1 cũng dài hơn. Trẻ có thời lượng ngủ đủ thì tỉnh táo, tiếp thu hết các thông tin xung quanh, như miếng bọt biển khô kiệt ngấm nhiều nước. Ngoài ra, khả năng chú ý còn liên quan tới giấc ngủ ngày hoặc giấc ngủ ngắn ban ngày. Trẻ ngủ ngày nhiều hơn có khoảng chú ý dài hơn.
Kết luận: Thời lượng ngủ có ảnh hưởng đến khoảng chú ý của trẻ, nhưng thời lượng của giấc ngủ ngắn ban ngày cũng góp phần rất quan trọng đến sự tỉnh táo của các cháu.
• Trẻ 3 tuổi: Tùy theo khí chất, trẻ được chia làm 2 nhóm:
– Nhóm 1: Khí chất dịu dàng, dễ thích ứng với ngoại cảnh, dễ gần, dễ quản lý.
– Nhóm 2: Khí chất bướng bỉnh, hay cáu kỉnh, khó thích ứng khi gặp khó khăn, tiếp xúc thì rụt rè, khó quản lý.
Đối chiếu tổng thời lượng ngủ với khí chất của trẻ thấy các em nhóm dễ quản lý có thời lượng ngủ lớn hơn các em nhóm khó quản lý là 1 giờ 30 phút, tương đương một giấc ngủ ngắn ban ngày, trong khi giấc ngủ đêm có thể coi như bằng nhau. Vậy giấc ngủ ngắn có liên quan đến khí chất.
Thời lượng ngủ ngắn ban ngày không hề ảnh hưởng tới thời lượng ngủ đêm như ta vẫn tưởng. Quan niệm nếu ngủ ngắn ít thì sẽ ngủ đêm nhiều là không đúng. Trên thực tế, giấc ngủ qua đi không cần được đền bù. Vì vậy, cần khuyến khích trẻ ngủ ngày.
Kết luận: Trẻ có tổng thời lượng ngủ nhiều, đủ, thì dễ quản lý. Trẻ có thêm giấc ngủ ngắn ban ngày sẽ có tổng thời lượng ngủ lớn hơn, dễ thích ứng với xung quanh, tươi cười, hoà mình và ít đòi hỏi hơn các em khác.
Tóm lại, thời lượng ngủ, kể cả giấc ngủ ngắn ban ngày, ảnh hưởng rất nhiều đến sự thông minh nhanh nhẹn và tính khí của trẻ em.
Giường ngủ
Giường ngủ của gia đình, trong đó có cháu bé, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phong tục, trình độ, kinh tế và văn hóa, lối sống của gia đình và cộng đồng. Ở Mỹ, đối với 1/3 người da trắng, khi trẻ mới ra đời, bố mẹ và cháu bé ngủ chung một giường. Còn ở Việt Nam thì hai mẹ con ngủ riêng.
Về mặt tâm lý, năm đầu đời là tuổi bế bồng, con không xa mẹ, con và mẹ hòa làm một. Thời gian này nên để bé ngủ chung với mẹ.
Khi 1-3 tuổi, bé có khuynh hướng tách mẹ để được tự do. Nếu mẹ cứ khép con vào kỷ luật thì rất dễ nảy sinh mâu thuẫn. Thời kỳ này có thể để bé ngủ riêng, nhưng không được dọa nạt bé, vì bé hay hoảng sợ.
Khi trẻ lớn hơn nữa, càng không nên cho trẻ ngủ chung vì trẻ sẽ nghe, nhìn thấy những điều mà con chưa đủ hiểu. Cho con nằm riêng tốt hơn, nhưng nên có một giường vừa với con, không quá to làm trẻ sợ vì trống vắng.
Nói chung khi trẻ còn nhỏ, dưới 12 tháng, nên cho nằm chung
(không tách mẹ), về sau nên ngủ riêng (tách mẹ). Nếu có phòng riêng và con chịu ngủ thì càng tốt, nhưng phải tập cho trẻ thói quen ngủ riêng ngay từ đầu.
Tư thế ngủ
Nhiều bà mẹ không thích cho con nằm sấp vì sợ tư thế này không đúng. Khi thấy con nằm ở tư thế này họ sẽ lật bé ngửa ra ngay. Theo họ, ở tư thế ngửa, trẻ ngủ ngon hơn và ít cáu kỉnh hơn. Nhưng có một số trẻ khác lại thích ngủ sấp. Nếu ta lật ngửa ra thì trẻ sẽ tự động nằm sấp lại. Nằm sấp đối với chúng là thói quen. Một số trẻ khác, lúc ngủ sấp, lúc ngủ ngửa. Nếu lật trẻ ngược lại thì cháu sẽ lật úp về tư thế ban đầu. Đó là thiên hướng của cháu. Nhìn chung, tư thế ngủ là do thói quen, nhưng nằm ngửa vẫn dễ thở hơn, tự nhiên hơn, dạ dày không bị đè ép, lồng ngực tự do thở. Đa số bà mẹ chọn cách nằm này cho con mình. Lâu ngày, tư thế đó sẽ trở thành thói quen.
Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu ở các lứa tuổi trẻ em khác nhau đều công nhận rằng rối lọan giấc ngủ có ảnh hưởng nhiều đến các kiểu ngủ; tư chất thông minh; đến sự rèn luyện và học tập; và đến cả hiệu suất ở nhà trường của các em.
1. Lứa tuổi nhỏ
Tính tình và khả năng tập trung của trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều của giấc ngủ:
– Rối loạn giấc ngủ khiến trẻ trở nên mất kiên trì, khó quản lý
Một nghiên cứu mới đây ở Đại học Connecticut (Mỹ) cho thấy, có sự liên quan rất chặt chẽ giữa lượng thời gian mà trẻ ở trong giấc ngủ REM với lượng thời gian mà chúng ở trạng thái “thức – tỉnh”
(trẻ mở mắt, tròng mắt đảo mạnh, mặt thư giãn, không cười, không chau mày, toàn thân lặng yên bất động, nhưng trong đầu tỉnh táo, trông như một người đang nhìn và suy nghĩ, không bỏ sót một hiện tượng gì xung quanh).
Rối loạn giấc ngủ REM sẽ khiến trẻ mất đi thời gian “thức- tỉnh” và kết quả là có khí chất đau bụng, khó quản lý. Hành vi cau có của cháu có thể do sự mất thăng bằng các hoóc môn nội tại (như progesteron, cortisol) gây ra. Sự mất cân bằng đó cũng làm khoảng chú ý của trẻ ngắn lại, tính khí bất thường.
Một nghiên cứu ở trẻ 2-3 tháng cho thấy trẻ càng mất kiên trì và càng bất thường thì học hành càng kém. Trẻ có khí chất đau bụng, khó quản lý thường có thời lượng ngủ ngắn, tính khí bất thường, khả năng chú ý giảm, học hay buồn ngủ. Chúng dễ mất ngủ, mệt mỏi, và sau này sẽ trở thành trẻ quá hiếu động.
– Thời lượng ngủ ngắn không đủ khiến trẻ không chú ý được
Trẻ có thời lượng ngủ ngắn dài thì khoảng chú ý dài. Chúng thức nhiều trong trạng thái thức- tỉnh và do đó học nhanh hơn. Trẻ không có giấc ngủ ngắn tốt thì tính tình cau có hơn, và học không tốt bằng.
2. Lứa tuổi tiền học đường
Đối với trẻ ở tuổi tiền học đường, giấc ngủ ngắn là rất quan trọng. Trong thực nghiệm, những trẻ có giấc ngủ ngắn tốt thường đáp ứng tốt. Tính đáp ứng là điều duy nhất quan trọng cho học tập có kết quả. Trẻ thiếu giấc ngủ ngắn thường đáp ứng kém, học kém. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhiều trẻ khi còn 5 tháng tuổi rất ngoan ngoãn, nhưng đến 3 tuổi lại trở nên cáu bẳn, bướng bỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do các trẻ này thiếu giấc ngủ ngắn. Trong khi đó, những trẻ có tố chất ngược lại thường có kiểu ngủ dài.
Tóm lại, từ 5 tháng đến 3 tuổi, cha mẹ cần chú ý tập cho con có kiểu ngủ dài, tăng thêm nhiều giấc ngủ ngắn ban ngày. Như vậy, khi học trẻ sẽ dễ tiếp thu hơn.
3. Lứa tuổi đi học
Trong cuốn sách bất hủ “Nghiên cứu di truyền các thiên tài” của mình, tiến sĩ Liwis M. Terman đã trình bày một phương pháp thử trí thông minh do chính ông tìm ra vào năm 1925.
Khi so sánh 600 trẻ có chỉ số IQ >140 và 2.700 trẻ khác với IQ<
140 ông nhận thấy trẻ thiên tài có giấc ngủ dài hơn. Một khảo sát khác của ông tiến hành trên 5.500 em người Nhật vào 2 năm sau cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác vào đầu những năm 30 lại không ủng hộ kết quả này.
Sau này, những nghiên cứu riêng biệt về giấc ngủ của Terman cũng cho thấy thông minh đi đôi với giấc ngủ. Năm 1983, phòng thí nghiệm giấc ngủ ở Canada đã khẳng định nghiên cứu của Terman là đúng: Trẻ em có chỉ số IQ lớn thì tổng thời lượng ngủ của chúng dài. Các nghiên cứu của Canada và Mỹ đều thống nhất rằng trẻ thông minh có thời gian ngủ dài hơn các trẻ cùng lứa tuổi, trung bình 30-40 phút/đêm.
Mới đây, một nghiên cứu khác của Đại học Lousville về giấc ngủ đối với trẻ sinh đôi cho thấy trẻ có kiểu ngủ dài có điểm số cao hơn về tập đọc, từ vựng, đọc hiểu… so với trẻ có kiểu ngủ ngắn.