Home / Blog / KIẾN THỨC / Sự biến đổi logo của một số thương hiệu nổi tiếng và nghệ thuật phi ngôn từ

Sự biến đổi logo của một số thương hiệu nổi tiếng và nghệ thuật phi ngôn từ

Các nghiên cứu của các nhà xã hội học cho thấy, để giao tiếp hay thuyết trình thành công ngoài yếu tố nội dung, người chuyển thông điệp hay diễn giả cần quan tâm đến việc thuyết phục người nghe bằng giọng nói, dáng điệu, cử chỉ, trang phục, mắt quan sát hội trường…

Thương hiệu nổi tiếng và nghệ thuật phi ngôn từ

Khi ta truyền tải một thông điệp thì hiệu quả của ngôn từ, giọng nói và hình ảnh được thể hiện như sau:

Tỷ lệ giữa ngôn từ và phi ngôn từ là 7/93 – tức là sức ảnh hưởng của phi ngôn từ tới người nghe gấp 13,285 (93/7) lần nội dung.

Khái niệm và tầm quan trọng và đặc điểm của phi ngôn từ

 

Hữu thanh

Vô thanh

Phi ngôn từ

Giọng nói (chất giọng, âm lượng, độ cao…), tiếng thở dài, kêu la Điệu bộ, dáng vẻ, trang phục, nét mặt, ánh mắt, đi lại, mùi…

Ngôn từ

Từ nói Từ viết

Để làm rõ khái niệm Phi ngôn từ, chúng ta hãy phân biệt với Ngôn từ. Ngôn từ là nội dung thông điệp hoặc bài thuyết trình được các diễn giả nói ra hoặc viết ra. Phi ngôn từ là giọng nói (bao gồm các yếu tố như: ngữ điệu, chất giọng, độ cao…) và hình ảnh (bao gồm những gì người nhận thông điệp/ thính giả nhìn thấy: nét mặt, dáng vẻ, trang phục, di chuyển…) khi ta thuyết trình.

 

Chắc hẳn là trước khi bước vào một cuộc họp hay hội thảo quan trọng, ai cũng đều phải chuẩn bị bài thuyết trình rất kỹ lưỡng. Chúng ta dành hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm hay nhiều năm để chuẩn bị nội dung thuyết trình. Bao nhiêu tâm huyết như vậy, tại sao đến khi ta nói lại không mấy ai chú ý lắng nghe? Tại sao cũng cùng một nội dung, người này nói thì được cả hội trường chú ý, vỗ tay tán thưởng, người khác nói lại không thuyết phục thậm chí khiến cả hội trường ngủ gật?

Vấn đề không phải là cái gì mà là nói như thế nào. Vấn đề không phải nói như thế nào mà là người nghe cảm nhận như thế nào. Vấn đề quan trọng nhất không phải là người nghe cảm nhận như thế nào mà là người nghe sẽ thay đổi như thế nào.

Đặc điểm phi ngôn từ

– Luôn tồn tại: Khi ta giao tiếp với một đám đông, dù ta nói hay không nói thì phi ngôn từ vẫn luôn thể hiện và được người khác ghi nhận. Ví dụ: nét mặt, dáng đứng, trang phục, di chuyển…

– Có giá trị thông tin cao: Hai người khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ gặp nhau họ vẫn có thể hiểu nhau qua hành vi, cử chỉ. Trẻ con chưa biết nói, chưa biết đọc, chưa biết viết vẫn có thể cảm nhận được những gì người khác nói thông qua phi ngôn từ. Phi ngôn từ giúp thay thế, bổ trợ hoặc nhấn mạnh thông điệp muốn truyền tải. Ví dụ: Khi muốn một người lại gần, ta chỉ cần vẫy tay, không nhất thiết phải nói “lại đây”.

– Mang tính quan hệ: Qua hành vi cử chỉ khi giao tiếp/ thuyết trình thể hiện sự gần gũi, thân thiện giữa người nói và người nghe.

– Khó hiểu: Cùng một cử chỉ nhưng được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau. Điều này gây nên sự lầm lẫn trong giao tiếp hoặc thuyết trình.

– Chịu ảnh hưởng của văn hoá: Phi ngôn từ chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa. Một số hành vi, cử chỉ phù hợp với địa phương này nhưng lại không phù hợp địa phương khác. Ví dụ: Hành động giơ ngón tay cái lên cao, với Châu Âu, với Bắc Mỹ được coi là nhất, là khen ngợi, đồng ý nhưng với Úc thì bị coi là chửi tục.

Sự biến đổi logo của các thương hiệu nổi tiếng thế giới

 

Theo Butnghien.Com

About Administrator

Check Also

Gói gia vị gà hầm sâm Hàn Quốc SanNe Tul ngon nhất

Gói gia vị gà hầm sâm SanNe Tul giúp người nội trợ dễ dàng hơn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *