Home / Blog / KIẾN THỨC / SỨC KHỎE / Giấc ngủ của chúng ta quan trong như thế nào?

Giấc ngủ của chúng ta quan trong như thế nào?

Đối với trẻ em, giấc ngủ càng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức lớn, trí thông minh và tính tình của chúng. Hơn ai hết, trẻ phải có thói quen ngủ ngon và phải được huấn luyện từ lúc còn thơ để có được thói quen ấy.

Tại sao giấc ngủ ngon lại quan trọng?

Tại sao giấc ngủ ngon lại quan trọng?

Giấc ngủ ngon là giấc ngủ đúng giờ, ngủ đủ, ngủ sâu. Mỗi người phải tự rèn luyện cho mình thói quen đặt mình xuống là ngủ được ngay. Thói quen này phải được huấn luyện từ bé. Nhiều người, nhất là trẻ em, vì không có thói quen này mà bị rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ, mất ngủ, hoặc mắc các bệnh tâm – thể, với bao điều phiền toái.

Trước kia, người ta chỉ chú ý đến sự thức mà ít nói tới sự ngủ. Mãi vài chục năm gần đây, khi điện não và đa ký ra đời, sự ngủ mới được nghiên cứu tương đối đầy đủ. Thực ra ông cha ta đã nói từ lâu: “Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn, không ngủ, mất tiền thêm lo”. Quả thật, giấc ngủ đã được coi trọng từ xa xưa.

Đối với trẻ em, giấc ngủ càng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức lớn, trí thông minh và tính tình của chúng. Hơn ai hết, trẻ phải có thói quen ngủ ngon và phải được huấn luyện từ lúc còn thơ để có được thói quen ấy.

Chức năng của giấc ngủ

Có hai kiểu ngủ:

– Kiểu ngủ sóng chậm (đồng thì).

– Kiểu ngủ đảo ngược (động mắt nhanh). Trong thời gian này người ngủ có thể mơ, mộng.

Ngủ, mơ – mộng là sự ức chế lan tỏa vỏ não, cốt để bảo vệ thần kinh khỏi bị kích động quá nhiều, giúp giải tỏa những ấm ức xung động trong cơ thể. Theo Freud, mơ – mộng thường là dục vọng bị dồn nén. Khi đang nằm mơ mà bị đánh thức hoặc khi mất ngủ, người ta cảm thấy mệt. Đó là do chức năng giấc ngủ bị suy yếu.

Ngược lại hiện tượng ngủ quá nhiều (tăng năng giấc ngủ) cũng có thể do bệnh tật.

Ngủ làm hạ chuyển hóa cơ thể, trong đó quá trình đồng hóa chiếm ưu thế. Ngoài các cơ quan sống như hệ hô hấp, hệ tuần hoàn vẫn tự động làm việc, các cơ quan khác đều hoạt động ở mức thấp hoặc không hoạt động. Người ta thường dùng giấc ngủ ngắn hay giấc ngủ dài để điều trị một số bệnh, nhất là bệnh tâm-thể.

Giấc ngủ trẻ em

Về cơ bản, giấc ngủ trẻ em giống giấc ngủ người lớn, cả về cấu trúc và thời gian ngủ. Chỉ có điều giấc ngủ trẻ em hình thành dần dần theo sự phát triển hệ thần kinh của trẻ:

– Trẻ sơ sinh: Khi mới ra đời, trẻ chuyển sang một môi trường hoàn toàn khác với buồng ối và phải tìm cách thích ứng dần, ban đầu là với môi trường tự nhiên, sau đó là môi trường xã hội. Tất cả những yếu tố này đều ức chế vỏ não, làm trẻ ngủ nhiều (16-20 giờ/ngày). Trẻ chưa có nhịp ngủ-thức riêng, điện não chưa có sóng an pha. Sau khoảng 1 năm những tính chất này mới hoàn thiện. Vì vậy, lúc này trẻ hay thổn thức, lo âu (khóc).

– Từ 1 đến 12 tháng:

• Tháng 2-4: Trẻ lớn nhanh, ngủ ít hơn. Hay đau bụng

(colic).

• Tháng 4-8: Hay quấy khóc, hay có hội chứng sau đau bụng (post colic).

• Tháng 9-12: Biết nói nhưng hệ thần kinh chưa thật trưởng thành, ngủ giảm hơn trước.

Trẻ còn hoàn toàn bất lực, sống dựa vào mẹ. Bé với mẹ hòa làm một, tách mẹ là cháu lo sợ và quấy khóc. Thời kỳ này phải xa mẹ là mất ngủ.

– Từ 12 đến 36 tháng: Trẻ lớn chậm hơn. Thời gian thức và chơi tăng dần. Bé bắt đầu có tính độc lập, thích tự do, biết đi, biết nói, muốn tách mẹ để không bị cấm đoán. Khi đó, người mẹ lại hay khép con vào kỷ luật, sợ tai nạn xảy ra. Mâu thuẫn này nếu không khéo giải quyết cũng có thể làm cho trẻ mất ngủ.

– Từ 3 đến 6 tuổi: Giấc ngủ của bé ngắn hơn trước. Bé đã kiểm soát được việc tiểu tiện. Hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã biệt hóa. Trẻ có nhiều biến động về mặt vận động, trí khôn, tính tình, quan hệ xã hội. Bé không chỉ nghĩ về mình (duy kỷ) như trước mà bắt đầu nghĩ cả về người khác và bắt chước bố mẹ.

– Từ 7 đến 12 tuổi: Trẻ lớn chậm, phát triển trí thông minh, tự lập nhưng tâm thần chưa ổn định.

– Từ 12 đến 15 tuổi: Trẻ lớn nhanh, biết yêu ghét, tự lập, tư duy. Tính tự do và trách nhiệm phát triển. Trẻ hay thổn thức, phân tán và có những nhiễu loạn tâm lý, tuy không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ như khi còn nhỏ.

Song song với sự thay đổi thể chất, tâm thần – vận động cũng phát triển, đặc biệt là trong thời gian từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 3. Ở não trẻ sơ sinh nếp nhăn còn ít, chuyển hóa não chậm vì mới chuyển từ chế độ yếm khí (trong bụng mẹ) sang hiếu khí (ra đời), trong khi men chuyển hóa chưa phát triển. Bên cạnh đó, trẻ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm trùng thần kinh vì thành mạch và hàng rào máu-não có độ thấm cao.

Do hệ thần kinh còn chưa hoàn thiện nên tháng thứ 3 sau khi ra đời, trẻ hay bị đau bụng (colic) và tháng thứ 8 hay bị hội chứng sau đau bụng (post colic), nghĩa là trẻ hay cáu gắt, quấy khóc và thức đêm. Khoảng 3 tuổi thì não mới phát triển tương đối hoàn thiện, giấc ngủ của trẻ mới bắt đầu ổn định bình thường.

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào nhưng nhiều nhất là thời kỳ 1-3 tuổi. Người ta phân biệt các loại rối loạn giấc ngủ:

– Thực tổn: Có tổn thương thực thể.

– Không thực tổn: Không có tổn thương.

– Thể chất (somatique): Có nguyên nhân là bệnh ở một bộ phận nào đó trong cơ thể.

– Tinh thần (psychique): Có nguyên nhân từ cảm xúc, tâm lý, các stress tinh thần kinh.

Sự mất ngủ của các em phần nhiều là loại không thực tổn và tinh thần.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn bao gồm các trạng thái mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức – ngủ.

• Mất ngủ: Sự không thỏa mãn về số lượng và/hoặc chất lượng giấc ngủ, tồn tại trong thời gian dài. Rối loạn giấc ngủ quá 3 lần/tuần, kéo dài trong một tháng trở lại là mất ngủ. Mất ngủ có thể là khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ, hoặc thức dậy quá sớm. Mất ngủ cũng có thể là triệu chứng của một bệnh. Cần lưu ý là trẻ hay bị gán cho hội chứng “khó ngủ”, nhưng thực ra đó là sự khó quản lý thời gian ngủ nhiều hơn là bản thân giấc ngủ.

• Ngủ nhiều: Trạng thái ngủ ngày quá mức và những giấc ngủ kéo dài sang pha tỉnh táo lúc thức tỉnh. Ngủ nhiều có thể do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân.

• Rối loạn nhịp thức – ngủ: Thiếu tính đồng bộ

(desynchronisation) giữa nhịp thức – ngủ của cá nhân và nhịp thức – ngủ mong muốn của nhiều người, dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ nhiều. Có thể mất ngủ trong thời gian chính (là thời gian cần ngủ) và ngủ nhiều trong thời gian thức.

Tóm lại: Có một giấc ngủ bình thường là rất quý. Muốn vậy, phải luyện tập để có thói quen ngủ ngon. Rối loạn giấc ngủ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tới sự lớn và phát triển, tới trí thông minh sau này của các em.

 

About Bích Khoa

Check Also

Top 10 câu hỏi vì sao về cơ Thể Người

Những câu hỏi vì sao dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức rất bổ …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *