Những câu hỏi vì sao dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức rất bổ ích cho sức khỏe của bạn hãy cùng tìm hiểu các bạn nhé.
Vì sao miệng vết thương gặp phải chất mặn thì dễ xót?
Khi da bị thương, ta cảm thấy đau. Vết thương càng lớn càng đau. Khi vết thương không may gặp phải muối hay những chất mặn thì rất xót.Da rất nhạy cảm. Bề mặt da có vô số lỗ chân lông, chỉ một cơn gió nhẹ thoảng qua làm rung lông tơ, ta cũng có thể cảm nhận được. Phần dưới da còn có nhiều sợi thần kinh và các cơ quan cảm thụ khác có thể cảm nhận được sự tiếp xúc, đau và độ nóng.Nhưng đầu dây thần kinh không trực tiếp lộ ra ngoài mà được giấu dưới bề mặt da. Thông thường, khi bị một cú đấm hay véo thì phần da chỗ đó sẽ có cảm giác đau nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Đó là vì dây thần kinh được da bảo vệ, không bị kích thích kéo dài.Nếu làn da bị phá hỏng thì tình hình không như thế nữa. Khi đó, những sợi dây thần kinh nhạy với cảm giác đau sẽ bộc lộ ra ở miệng vết thương; mọi kích thích dù nhẹ như gió thổi, ánh nắng mặt trời chiếu… đều ảnh hưởng đến nó và gây ra cảm giác đau. Ngoài ra, cạnh miệng vết thương còn có nhiều tế bào bị viêm,gây chèn ép dây thần kinh. Độc tố do vi khuẩn tiết ra cũng trực tiếp kích thích thần kinh và gây đau (vết thương càng lớn, càng cảm thấy đau càng mạnh).Vì sao khi miệng vết thương sẽ đau hơn khi chạm phải chấtmặn? Đó là vì khi nồng độ muối càng cao, độ kích thích lên các dây thần kinh càng mạnh.Vì sao mặt thanh niên dễ phát sinh nốt mụn?Ở nhiều thanh niên độ tuổi 17-18, trên mặt thường xuất hiện những nốt mụn (y học gọi là nốt mẩn). Chúng nhấp nhô cao thấp khiến cho họ cảm thấy rất khó chịu và ngượng ngập. Những nốt mụn này ngừng phát sinh sau khoảng tuổi 30 nên người ta gọi đó là “mụn tuổi thanh xuân”.
Trên mặt người, tuyến mỡ rất nhiều. Trong thời kỳ phát dục, các chất nội tiết của tuyến mỡ dưới da tăng lên rất nhiều. Vì vậy, sau khi ngủ dậy, da mặt thanh niên thường bóng hơn, dùng khăn lau cảm thấy có chất mỡ.
Miệng các tuyến mỡ nằm ở chân lông. Khi mỡ tiết ra quá nhiều cộng thêm lỗ chân lông bị sừng hóa (do kích thích của ngoại giới và ảnh hưởng của các chất nội tiết), mỡ da sẽ tích tụ lại trong chân lông, khiến trên mặt hình thành những nốt cứng to. Miệng các lỗ chân lông vì bị ôxy hóa mà hình thành những điểm đen. Vi khuẩn xâm nhập, phát triển trong lỗ chân lông, gây viêm nhiễm và thành mủ. Những nốt mẩn đó sau khi khỏi sẽ biến thành các vết sẹo nhỏ rất khó coi.
Ngoài ra, tình trạng tiêu hóa không tốt, táo bón, ăn phải thực phẩm có nhiều mỡ hoặc tinh thần quá căng thẳng cũng có thể sản sinh nhiều nốt mụn. Vì vậy, thường ngày, bạn cần chú ý giữ da sạch, ít ăn chất mỡ, tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa các nốt mụn phát sinh.
Vì sao da người già thường nổi nếp nhăn?
Da người già thường nổi nếp nhăn, càng già càng nhăn nheo.Đương nhiên là người béo và người bảo dưỡng da tốt thì sẽ ít nếp nhăn hơn.
Lớp da bao bọc cơ thể gồm ba lớp: lớp biểu bì, da trong và các tổ chức dưới da. Biểu bì ở ngoài cùng, do nhiều tầng tế bào da tổ chức thành. Nhờ sự hấp thu và đào thải, các tế bào mới không ngừng mọc từ trong ra ngoài. Tế bào của người già dần dần bị sừng hóa, biến thành những lớp sừng mỏng, hình thành các vảy da, không ngừng bong đi. Lớp da trong và các tổ chức dưới da gồm có: thần kinh, cơ quan cảm thụ, ống limpha, tuyến mồ hôi, lỗ chân lông, chung quanh còn có tuyến mỡ.
Bề mặt da vốn có vô số gờ và rãnh lõm, do kết cấu của các tổ chức dưới da bị biến đổi theo năm tháng cho nên các gờ và rãnh lõm ngày càng phân biệt rõ hơn. Kết cấu tổ chức da của trẻ em rất mỏng nên lớp chất sừng trên bề mặt ngoài cùng rất mỏng. Vì vậy, ranh giới giữa các gờ và rãnh không rõ ràng, khi sờ lên có cảm giác vừa trơn vừa mềm.
Đến lứa tuổi trung niên, chất sừng của bề mặt da dày hơn và ngậm nhiều nước, sức đàn hồi của da cao, các tổ chức kết đế dày đặc, tuyến mỡ dưới da cũng dồi dào nên da chắc, mềm, dai và có sức đàn hồi. Gờ và rãnh trên mặt da đã rõ ràng hơn nhưng còn phẳng; cộng thêm tuyến mỡ và tuyến mồ hôi dưới da có sức bài tiết mạnh nên mặt da khá mềm, nhuận.
Sau tuổi 50, da bắt đầu thoái hóa; sau tuổi 60, da suy lão rất nhanh. Biểu bì của người già mỏng đi, lớp sừng khô và giòn hơn, các thành phần nước dễ bốc hơi, sức đàn hồi của da giảm xuống, các tổ chức kết đế yếu đi, tuyến mỡ dưới da giảm thấp. Những biến đổi này khiến cho da vừa lỏng lẻo vừa mỏng, do đó gờ và rãnh càng nổi rõ hơn, khiến mặt da hình thành những nếp nhăn. Ngoài ra, da người già ít được tuyến mỡ và tuyến mồ hôi làm dịu nhuận nên trở thành khô và có nhiều vảy thô; cảm giác tiếp xúc, đau và nóng lạnh đều giảm.
Vì sao vào mùa đông, vành tai và tay một số người hay bị nứt nẻ?
Đến mùa đông, một số người tuy đội mũ, đeo găng tay nhưng vẫn bị nứt nẻ. Một số người khác tuy không chú ý bảo vệ, hay làm việc ngoài trời nhưng lại không bị gì. Đó là vì:
Ngoài yếu tố thời tiết lạnh ra, nguyên nhân gây nứt da còn liên quan tới sự tuần hoàn của máu. Mùa đông lạnh giá, một số người làm việc ngoài trời, thậm chí đứng giữa gió mưa, tuyết mà không bị nẻ da vì da vẫn được nuôi dưỡng tốt. Còn một số người khác (người làm việc văn phòng, thiếu máu, có bệnh tim hoặc suy dinh dưỡng) vẫn bị nẻ da tuy tuy trời chưa lạnh lắm, các bộ phận của cơ thể được bảo vệ tốt. Đó là vì họ hoạt động ít, máu tuần hoàn không mạnh, huyết khó lưu thông. Mu bàn tay, vành tai càng dễ bị ứ huyết gây hoại tử cục bộ, tạo thành nứt nẻ.
Khi trời quá rét (ví dụ âm 20-30 độ C), ngay cả người rất khỏe mạnh cũng cần được bảo vệ, nếu không sẽ dễ bị nứt nẻ. Để đề phòng nứt nẻ, biện pháp tốt nhất là bảo vệ ấm, xoa bóp tay chân và lỗ tai, hoặc hoạt động nhiều để cho máu lưu thông tốt.
Vì sao có nốt ruồi?
Nốt ruồi trên da có thể phát sinh ở bất cứ lứa tuổi nào. Đặc điểm của nó là phát triển rất chậm và không hề gây ra cảm giác khác thường.
Hầu như mỗi người đều có nốt ruồi, thanh niên thời kỳ phát dục thường gặp hơn. Nốt ruồi phần nhiều thuộc hai loại màu nâu và màu đen, to nhỏ khác nhau, nhỏ như mũi kim, to thì bằng hạt đậu. Có nốt trơn tru, bằng phẳng, không có lông; có nốt mềm nhũn, trơn, cao hơn mặt da và có lông. Có nốt ruồi to, mềm và còn kèm theo mùi khó chịu.
Ngoài việc có thể gây ngứa ra, nốt ruồi hầu như không phát sinh biến đổi ác tính nào, đặc biệt là những nốt mềm nhũn và có lông. Vì thế nên nói chung không cần phải chữa trị hoặc tẩy bỏ.
Có một loại nốt ruồi đặc biệt gọi là nốt ruồi mạch máu, phátsinh do tổ chức mạch máu dưới da phát sinh biến đổi quá mức. Đa số nốt ruồi này phát sinh ở mặt hoặc ở đầu, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ tím, đỏ sẫm; có cái rất nhỏ, có cái to chiếm gầm cả mặt.
Nốt ruồi mạch máu tuy tên gọi có vẻ đáng sợ nhưng không gây nguy hại gì cho cơ thể nên không cần lo lắng, trừ khi nó có khuynh hướng loét dần hoặc nằm ở những chỗ dễ bị kích thích.
Vì sao lại xuất hiện trẻ có lông?
Trẻ sơ sinh ngoài đầu có tóc tốt ra, còn tất cả các bộ phận khác chỉ có lông tơ nhìn không rõ. Nhưng cá biệt cũng có những hài nhi vừa sinh ra trên toàn thân đã có lông dài dày đặc, người ta gọi là “em bé có lông”.
Năm 1977, ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc có một hài nhi có lông. Ngoài sống mũi, môi, lòng bàn tay và lòng bàn chân ra, toàn thân đều mọc lông dài 2-3 cm. Tuy vẻ ngoài của em bé trông rất đáng sợ, nhưng các mặt khác vẫn bình thường, một tuổi em đã biết gọi bố mẹ, hai tuổi biết tự đi giày, 3 tuổi có thể rửa tay và giặt khăn mặt.
Hiện nay ở Trung Quốc có hơn 30 trẻ em có lông. Vì sao trên thân của chúng lại mọc nhiều lông dài đến thế? Câu trả lời của các nhà khoa học là: đó đều do hiện tượng phản tổ gây nên. Như ta đã biết, loài người từ loài vượn cổ tiến hóa mà ra, trên thân loài vượn cổ có lông dày và dài. Thai nhi thời kì 5-6 tháng tuổi toàn thân cũng mọc lông rất dày, bình thường đến tháng thứ 7 sẽ tự rụng hết. Nhưng có một số rất ít thai nhi vì ảnh hưởng di truyền hoặc vì một nguyên nhân nào đó mà lông thai không rụng, cho nên sau khi sinh ra trở thành em bé có lông.
Vì sao tóc của một số thanh, thiếu niên bạc sớm?
Theo tuổi tác, tóc từ màu đen biến thành màu xám, rồi chuyển dần sang màu bạc. Tuổi càng già, tóc càng bạc, đó là điều đương nhiên, ai cũng không cho là lạ. Nhưng quái lạ là có một sốngười còn trẻ tóc cũng bạc. Đó là vì sao?
Thiếu niên tóc bạc khác với cụ già tóc bạc. Tuổi già tóc bạc là do công năng sinh lý biến hóa suy thoái mà ra, còn thiếu niên tóc bạc có thể do di truyền, bố mẹ hoặc ông bà người đó lúc trẻ tóc đã bạc. Nếu trong gia tộc không có nhân di truyền này thì đó có thể là tóc bạc do bệnh.
Bệnh gây tóc bạc vô cùng phức tạp, nếu là bẩm sinh thì phần nhiều sự phát bệnh sẽ đồng thời kèm theo tóc bạc. Nếu là bệnh hậu thiên thì ngoài lý do tuổi già ra, còn có thể do chế độ dinh dưỡng bị thiếu nghiêm trọng, hoặc do bị kích động mạnh, tâm tình không thoải mái, bi quan, lo lắng quá mức gây nên. Người già tóc bạc thường bắt đầu sau tuổi 40, thanh niên tóc bạc thường xuất hiện vào khoảng 20 tuổi.
Như ta đã biết, tóc sở dĩ có màu là vì trong tóc chứa một loại sắc tố đen. Sắc tố càng nhiều thì màu tóc càng đậm, sắc tố ít thì màu tóc nhạt hơn. Màu của tóc là do đầu chân sữa của tóc hình thành. Nếu quá trình hình thành sắc tố hoặc sự vận chuyển sắc tố đến đầu chân sữa của tóc gặp trở ngại, hay sắc tố bị một loại tế bào nào đó trôi nổi trong cơ thể “ăn” mất làm cho nó không thể đến được đầu chân sữa thì cho dù người đó tuổi lớn hay nhỏ, tóc đều bị mất màu và biến thành màu bạc.
Vì sao đầu cây tóc lại bị chẻ nhánh?
Mái tóc đen nhánh không những đem lại vẻ đẹp mà còn là tiêu chí thể hiện sức khỏe. Thời Trung Quốc cổ, người ta thường dùng câu “tóc xanh ba ngàn sợi” để hình dung mái đầu nhiều tóc. Trên thực tế, số tóc trên đầu của người bình thường là khoảng 1012 vạn cây. Cây tóc dài ngắn khác nhau, dài nhất có thể đạt hơn 2
m. Ở một số người, đoạn cuối của tóc chẻ làm đôi, thậm chí hình thành mấy nhánh rất nhỏ. Y học gọi đó là “chứng tóc chẻ đôi”, hay còn gọi là “tóc phân nhánh”.
Mỗi cây tóc đều do thân tóc và gốc cấu tạo nên. Phần thân tóc lộ ra bên ngoài da. Trên mặt cắt ngang của cây tóc, nhìn từ ngoài vào trung tâm, cây tóc có thể phân thành ba lớp: lớp ngoài cùng gọi là “biểu bì của tóc”, rất mỏng; lớp giữa dày nhất gọi là “chất sừng”; lớp trong cùng gọi là “tủy”. Chân tóc nằm sâu trong da, được bao bọc bởi một túi hình ống (cây tóc được mọc ra từ trong túi này). Biểu bì của tóc do rất nhiều tế bào chất sừng đã chết và các chất anbumin đã sừng hóa tổ chức thành. Chúng sắp xếp nối tiếp nhau. Vì thân tóc là những tế bào đã chết nên khi cắt tóc, người ta không cảm thấy đau.
Nguyên nhân chủ yếu gây tóc chẻ nhánh là do axit anbumin và cystin trong tóc bị giảm thấp, khiến cho tóc giòn, dễ bị gãy.
Ngoài ra, việc thường xuyên dùng máy sấy tóc hoặc dùng xà phòng có độ kiềm mạnh để gội đầu cũng khiến cho chất dầu trong tóc giảm thấp, khiến tóc cũng dễ phân nhánh. Người sức khỏe yếu, dinh dưỡng kém, khiến tế bào tóc còn sống đã “tiên thiên bất túc” thì sẽ tóc không được phát triển bình thường, dễ bị phân nhánh.
Để hạn chế hiện tượng này, có thể ăn vừng đen, hạt đào và trứng gà… vì những thực phẩm này chứa axit amin, sắt và những thành phần dinh dưỡng khác rất cần cho sự phát triển của tóc.
Vì sao lông mày không dài như tóc?
Mỗi người đều có lông mày. Giống như tóc, lông mày đều mọc lên từ da. Nhưng tóc có thể mọc rất dài, còn lông mày thì lại ngắn. Dù bạn có đi khắp bốn phương cũng không thể tìm thấy một ngườinào có lông mày dài như tóc. Đó là vì sao? Muốn giải đáp vấn đề này trước hết phải làm rõ quá trình sinh trưởng của lông mày và tóc.
Lông mày và tóc đều gọi chung là lông, có gốc nằm trong túi chân lông dưới da. Các tế bào ở phần túi chân lông không ngừng phân chia và chết đi. Những tế bào chết bị đùn ra ngoài cơ thể liên tục, trở thành lông.
Lông mày và tóc mọc ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, chu kỳ sinh trưởng của chúng rất khác nhau. Thông thường mỗi cây tóc có thể mọc liên tục 2-6 năm, sau đó ngừng phát triển, 3-4 tháng sau đó sẽ rụng đi. Nếu mỗi ngày, cây tóc mọc được 0,3 mm thì trong 4 năm, nó sẽ dài 66cm. Còn lông mày mỗi ngày chỉ mọc được 0,16 mm, chu kỳ sinh trưởng của nó chỉ khoảng 2 tháng. Khi đã ngừng phát triển, chỉ mấy ngày sau là nó rụng. Do đó, lông mày không thể mọc dài, độ dài của nó không thể nào so sánh với tóc được.
Vì sao tóc thường rụng?
Việc mọc tóc có liên quan với tình trạng sức khỏe, lứa tuổi vàthời tiết. Ở người khỏe mạnh, tóc thường dày, đen nhánh. Người sức khỏe yếu tóc thường thưa, thậm chí bị rụng từng đám, tóc màu vàng, không bóng. Ở người trẻ, tóc mọc nhanh, người già tóc mọc chậm. Vào mùa hè, tốc độ hấp thu và đào thải của cơ thể nhanh nên tóc mọc cũng nhanh hơn, sang mùa đông thì chậm lại.
Chúng ta hằng ngày khi chải tóc, trên lược thường thấy có mấy cây tóc rụng. Những cây tóc này dài ngắn khác nhau, nếu thấy tóc dài nhiều hơn tóc ngắn là bình thường, nếu tóc ngắn nhiều hơn tóc dài thì không còn bình thường nữa.
Thời gian tồn tại của mỗi cây tóc là nhất định, thông thường 2 – 6 năm. Tóc dài rụng là sự thay đổi bình thường; sau khi cây tóc đó rụng, ngay chỗ gốc dần dần mọc lên một cây tóc mới. Nếu rụngtóc ngắn tức là chưa đến thời gian thay tóc mà tóc đã rụng. Điều đó có thể là do đầu chân sữa của tóc bị một ảnh hưởng bất lợi nào đó. Nếu có thể khử bỏ được nguyên nhân này thì tóc sẽ lại phục hồi bình thường.
Bình thường, tóc rụng là do hiện tượng sừng hóa phát triển dần từ chân tóc xuống đến đầu chân sữa của tóc; khi đầu chân tóc bong khỏi đầu chân sữa thì tóc rụng, một cây tóc mới sẽ mọc ra tại đó. Vì vậy, mặc dù tóc rụng hằng ngày nhưng tổng số cây tóc trên đầu vẫn không giảm mấy.
Nếu bị một yếu tố bên ngoài kích thích, tóc có thể rụng và tạm thời không mọc lại được. Ví dụ, trẻ em suốt ngày nằm gối, ma sát giữa đầu với gối khiến đám tóc chỗ đó rụng đi. Ngoài ra, khi bị sốt cao hoặc sau một cơn bệnh nặng, tóc cũng rụng rất nhiều, cólúc dùng tay vuốt đã có thể làm rụng hàng túm tóc. Đó là sự rụng tóc có tính tạm thời. Sau một thời gian, tóc vẫn có thể phục hồi.
Nếu da đầu bị phá hoại do ngoại thương, bỏng hoặc mụn nhọt, sau khi thành sẹo, tóc sẽ mất đi, không còn hy vọng mọc lại được.
Vì sao nhiều trẻ em thích cắn móng tay?
Nếu bạn chú ý quan sát chung quanh sẽ phát hiện nhiều người có thói quen xấu: thích cắn móng tay, đặc biệt là trẻ em 5-10 tuổi.
Vì sao trẻ em thích cắn móng tay? Hiện tượng này có thể liên quan nhất định với di truyền. Nhưng phần đông trẻ em có thói quen cắn móng tay không hề liên quan gì tới di truyền mà do tâm lý bị căng thẳng, hoặc không được giáo dục thích đáng.
Một số nhà khoa học chỉ rõ các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ em thích cắn móng tay, bao gồm: gia đình không hòa thuận, bố mẹ đề ra những yêu cầu học tập quá cao đối với con cái, bị thầy giáo phê bình, quở trách. Những điều này làm cho trẻ em luôn ở trạng thái tinh thần quá căng thẳng.
Khi trẻ em cắn móng tay (có em cắn cả phần da quanh móng tay gây chảy máu, viêm nhiễm), bố mẹ thường dùng biện pháp xử phạt như đánh, chửi để ngăn ngừa, nhưng vẫn không mang lại kết quả.
Muốn cho trẻ em khắc phục thói quen xấu này, cần phải tìm ra nguyên nhân cơ bản, phân tích môi trường chung quanh để có phương pháp uốn nắn đúng đắn. Mỗi khi nhìn thấy trẻ vô tình hay hữu ý cắn móng tay thì nên tìm cách để trẻ làm những công việc ưa thích như sắp hình, cắt giấy… nhằm phân tán sự chú ý của chúng đối với móng tay.
Ngoài ra, có thể đưa con đến bác sĩ để xin những lời khuyên, hay làm cho em bé được thư giãn, tăng cường năng lực tự khống chế và động viên kịp thời mỗi khi chúng có tiến bộ. Tất cả những việc này đều rất bổ ích cho việc khắc phục thói quen xấu hay cắn móng tay.