Home / Blog / KIẾN THỨC / SỨC KHỎE / TOP 5 câu hỏi sức khoẻ hàng ngày

TOP 5 câu hỏi sức khoẻ hàng ngày

Những câu hỏi vì sao dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức rất bổ ích cho sức khỏe của bạn hãy cùng tìm hiểu các bạn nhé.

Vì sao trẻ em cần tắm nắng nhiều?

Ánh nắng mặt trời có ảnh hưởng rất đa dạng đến sức khỏe.Ánh nắng chiếu lên da khiến cho các mạch máu dưới da giãn nở, huyết mạch lưu thông, có lợi cho sự bài tiết các chất độc, tăng cường sức đề kháng của da. Nó còn khiến cho nước bọt và dịch vị tăng lên, ruột nhu động tốt, thúc đẩy ăn ngon hơn và tiêu hóa tốt hơn.

Quan trọng hơn, dưới sự chiếu xạ của ánh nắng, da có thể tạo ra vitamin D. Vitamin D thúc đẩy sự hấp thụ canxi và phốt pho (những thành phần chủ yếu của xương). Nếu thiếu vitamin này, xương sẽ phát triển không tốt. Vì ta có quá nhiều dịp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên ít khi nghĩ đến tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe; cũng giống như ta sống trong không khí nên không cảm thấy không khí là quan trọng.

Vì sao trẻ em càng cần được tắm nắng? Lý do rất đơn giản, ở trẻ em, cơ thể (trong đó có bộ xương) phát triển với tốc độ rất lớn. Nếu thiếu ánh nắng mặt trời, cơ thể không hấp thu được canxi, trẻ sẽ mắc bệnh xương mềm hoặc còi xương.

Có người cho rằng, ánh nắng mặt trời có thể lấy vào nhà qua cửa kính, tức là trẻ em không cần tắm nắng ngoài trời. Thực ra, cửa kính chỉ để cho những tia sáng không quan trọng đi qua; còn tia tử ngoại – nhân tố tạo ra vitamin D – sẽ bị ngăn lại.

Ngoài tắm nắng, có thể dùng phương pháp uống dầu cá, ăn rau tươi, trứng, thịt… để bổ sung vitamin D.

Vì sao vân tay mỗi người không giống nhau?

Vân tay là do gene di truyền quyết định. Một khi đã hìnhthành, vân tay sẽ suốt đời không thay đổi. Đã có người vì một nguyên nhân nào đó muốn tìm cách thay đổi vân tay. Họ dùng các phương pháp như gây bỏng, dùng dao cắt, thậm chí dùng thuốc hóa học để làm biến đổi da. Nhưng sau khi vết thương được chữa khỏi, vân tay vẫn không đổi.

Vân tay do những vân dài ngắn, có hình dạng và độ thô mịn khác nhau cấu tạo nên. Thường vân tay chia thành ba loại: hình tròn, hình bàn cờ và hình vòng cung. Vân tay người Trung Quốc phần nhiều hình tròn (khoảng 51{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551}) và hình bàn cờ (47{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551}), còn lại là hình cung. Dù là vân hình gì cũng do đặc tính di truyền quyết định, hoàn toàn không liên quan đến họa phúc, vận mệnh.

Sau khi máy tính ra đời, việc nghiên cứu vân tay đã có một bước phát triển mới, phạm vi ứng dụng cũng ngày càng rộng hơn. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một loại “chìa khóa vân tay”. Khi mở cửa, chỉ cần dùng ngón tay ấn vào một phím trên máy tính đặt ở cửa, máy tính sẽ tiếp thu tín hiệu vân tay để biết người mở cửa có đúng là chủ nhân không. Nếu đúng là chủ nhân thì lập tức cửa sẽ mở.

Vì sao mỗi người đều có lỗ rốn ở bụng?

Mỗi người ở bụng đều có lỗ rốn. Lỗ rốn này đã xuất hiện như thế nào? Thai nhi được hình thành và phát triển trong bụng mẹ. Lúc đó, thai nhi tuy có mũi nhưng không thở được, có miệngnhưng không ăn được. Để sống và phát triển, nó cần ôxy và các chất dinh dưỡng. Thông qua dây rốn, thai nhi sẽ nhận được các thứ đó. Dây rốn nối liền bụng của thai nhi với rau trong cơ thể mẹ. Người mẹ thông qua dây rốn này để cung cấp dinh dưỡng và ôxy cho thai nhi.

“Chín tháng mang thai, đẻ một giờ”. Sau khi thai nhi ra đời thì rau và rốn sẽ mất đi vai trò của nó. Bác sĩ sản khoa dùng kéo cắt dây rốn ở trên thân thai nhi. Trên dây rốn không có thần kinh cảm giác nên lúc cắt, thai nhi không bị đau. Sau khi sinh mấy ngày, đoạn dây rốn sẽ rụng đi và để lại mãi mãi trên bụng hài nhi một dấu tích, đó chính là lỗ rốn.

Vì sao vào mùa hè, trẻ em hay nổi rôm?

Rôm là những nốt mẩn đỏ, rất dễ phát sinh khi trời oi bức. Nó xuất hiện do mồ hôi quá nhiều nhưng không được bài tiết một cách thuận lợi, khiến cho da chỗ miệng tuyến mồ hôi phát sinh viêm cấp tính.

Bạn đã chú ý quan sát quy luật phát sinh rôm chưa? Không phải cứ trời nóng là có rôm. Chỉ khi trời vừa nóng vừa oi vừa ẩm ướt, những giọt mồ hôi trên người như đọng lại không thoát ra được (vì miệng tuyến mồ hôi bị các chất cáu bẩn bao bọc gây viêm), các đám rôm mới hình thành. Nếu bạn mặc quần áo rộng và mềm, rôm đỡ phát sinh và ngược lại. Những em bé người béo, hay khóc hoặc những người ốm cũng dễ mọc rôm.

Có phải những người ra nhiều mồ hôi đều mọc rôm không? Không phải thế, sự thực là trong những ngày trời nóng nhất cũng có rất nhiều người không bị mọc rôm. Ví dụ, vận động viên thường tập dưới ánh nắng gay gắt nhưng họ đều không có rôm. Ra mồ hôi chỉ là một trong những nguyên nhân gây mọc rôm, tình trạng sức khỏe không tốt, sức đề kháng của da yếu mới là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này.

Vậy làm thế nào để bảo đảm cho da khỏe và tăng thêm sức đề kháng của da? Trước hết, phải tắm rửa thường xuyên, bảo đảm cho da sạch sẽ. Trên mặt da có hàng nghìn, hàng vạn lỗ chân lông, đó đều là “máy hô hấp” của da. Lâu ngày không tắm, chất cáu bẩn lấp lỗ chân lông, khiến cho da thở không tốt nên sau một thời gian dài không tắm, bạn sẽ cảm thấy người không thoải mái.

Ngoài ra, việc phơi nắng nhiều và tắm nước lạnh cũng có thể tăng thêm sức đề kháng của da. Vào mùa hè, nên mở cửa phòng để thoáng gió, mặc quần áo mềm nhẹ, rộng.

Vì sao khi miệng vết thương sắp lành thường cảm thấy ngứa?

Khi miệng vết thương sắp khép kín, ta thường cảm thấy ngứa. Người già hay nói: “Không can gì, đó là vết thương sắp khỏi”. Quy luật chung quả thực là như thế: Khi miệng vết thương phát ngứa thì sau đó vết thương sẽ lành. Vì vậy, người ta lấy hiện tượng ngứa làm tín hiệu để biết vết thương sắp khỏi. Tuy nhiên, không phải tất cả các vết thương đều như thế.

Da của người có nhiều lớp, ở đáy của lớp biểu bì có một tầng tế bào gọi là tầng phát sinh, có sức sống rất mạnh. Giống như mầm non của cây cỏ, nó không ngừng sinh sôi nảy nở. Khi vết thương trên da không sâu, tầng này giúp nó lành mau. Trong quá trình tế bào sinh sôi, vì miệng vết thương không sâu nên thần kinh không bị kích thích, bệnh nhân không có cảm giác ngứa, vết thương sau khi lành cũng không để lại vết sẹo.

Nếu vết thương sâu và rộng (lớp da trong bị tổn thương), trong quá trình liền miệng, chung quanh miệng vết thương sẽ hình thành những mầm thịt gọi là tổ chức kết đế. Những mạch máu mới sẽ mọc ra ở lớp kết đế này. Vì dày đặc và mọc nhanh nên chúng rất dễ chèn ép và kích thích những tế bào thần kinh mới mọc, gây ngứa.

Năng lực tái sinh của các tổ chức trong cơ thể không giống nhau. Khả năng tái sinh của tổ chức thần kinh là tương đối chậm so với các tổ chức khác nên trong quá trình vết thương lành miệng, sự tái sinh của tổ chức thần kinh xuất hiện muộn nhất. Nói chung, khi thần kinh đã phát triển tốt cũng là lúc miệng vết thương đã lành, đầu cuối thần kinh và mạch máu mới sinh đã mọc sâu vào tổ chức kết đế, tri giác cục bộ cũng dần dần được khôi phục, cho nên miệng vết thương dễ sinh ngứa. Chờ đến khi miệng vết thương lành hẳn thì độ nhạy cảm kích thích đối với thần kinh sẽ giảm xuống, bạn sẽ không thấy ngứa nữa.

About Bích Khoa

Check Also

Giấc ngủ của chúng ta quan trong như thế nào?

Đối với trẻ em, giấc ngủ càng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *