Trẻ 3 tháng tuổi thường hay khóc do đau bụng, có trẻ khóc ít, có trẻ khóc nhiều. Nếu không được điều trị, đến 4- 8 tháng tuổi, bé vẫn sẽ quấy khóc, cáu kỉnh. Nếu đã kiểm tra thấy nguyên nhân trẻ khóc không phải là tã ướt, đói, nôn trớ, lạnh hay nóng, tư thế nằm không thuận lợi… thì phải nghĩ ngay đến hội chứng đau bụng (colic). Đó là một kiểu đau bụng không do tiêu hoá mà do thói quen xấu, khó ngủ, hoặc do bố mẹ quản lý sai giờ ngủ của con. Có đến 20{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} trẻ 3-4 tháng tuổi bị hội chứng này.
Nếu đã loại trừ các nguyên nhân thực thể như bệnh đường ruột, dạ dày, bệnh dị ứng, thiếu chấy do sự lo âu và kiêng khem quá mức của mẹ sau khi sinh…, trẻ được coi là mắc hội chứng colic nếu có một trong những triệu chứng dưới đây:
– Kêu khóc om sòm từ 2 tuần tuổi cho đến 6 tuần tuổi mà không giảm.
– Kêu khóc trên 3 giờ/ngày. Tình trạng này xảy ra trên 3 ngày/tuần, kéo dài trên 3 tuần.
– Thời điểm xảy ra cơn khóc từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối và kết thúc vào giữa đêm.
– Kêu khóc nặng lên vào lúc 3- 4 tháng tuổi.
Trẻ kêu khóc có thể là do khó thở khi ngủ, các kiểu ngủ không đồng bộ, do các chất hoóc môn (như prostaglandin, progesteron) bắt đầu tăng. Phần lớn trường hợp đau bụng đêm ở trẻ đều liên quan đến các yếu tố sinh lý này và liên quan đến cả khí chất của chúng.
Một vài nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của hội chứng đau bụng này là do cha mẹ hút thuốc, nhưng thực tế không phải như vậy. Đây là một loại đau bụng vô nguyên cớ, thường hay xảy ra ở trẻ đang bú mẹ thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội.
Những nghiên cứu gần đây đều thống nhất rằng, việc trẻ đau bụng, khóc đêm là do thói quen ngủ không tốt của cháu gây ra. Thói quen này được hình thành do hệ thống thần kinh tuỷ- não chưa hoàn thiện.
Để điều trị cho trẻ, cha mẹ không cần dùng thuốc mà phải kiên trì và tế nhị. Phải tỏ ra âu yếm cháu, không quát mắng, gắt gỏng. Hãy đu đưa hoặc ru cháu, tìm cách dỗ dành cho cháu ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tập cho cháu ngủ đúng phương pháp. Cháu được ngủ ngon sẽ thôi khóc.
Hậu quả của chứng hay khóc
Nếu cha mẹ không sớm biết nguyên nhân gây mất ngủ của con và không tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp, đứa trẻ về sau dễ có khí chất bất thường, khó tính. Trẻ sẽ ngủ ít đi và hay thức đêm. Đó là hội chứng trẻ sau đau bụng.
Theo bác sĩ Alexander Thomas, trẻ em có 4 đặc điểm khí chất sau:
– Tính bực bội.
– Tính căng thẳng.
– Tính đáp ứng.
– Tính dễ tiếp cận hoặc rụt rè
Ngoài 4 đặc điểm trên, Thomas còn nhận thấy các đặc điểm phụ:
– Tính kiên trì
– Tính hoạt động
– Tính lơ đãng
– Ngưỡng nhạy cảm: Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động thay đổi.
Những trẻ hay đau bụng về sau thường cáu kỉnh, căng thẳng, đáp ứng chậm và rụt rè khi tiếp xúc. Trẻ không đau bụng thường có khí chất ngược lại. Ở trẻ đau bụng, hoạt động của các chức năng cơ thể dễ bất thường, bố mẹ khó quản lý và điều khiển con. Thomas gọi nhóm này là nhóm khó quản lý và nhóm kia là nhóm dễ quản lý.
Những bé 4-8 tháng tuổi hay khó tính do hội chứng đau bụng thuộc loại khí chất khó quản lý. Trước đây, những trẻ này thường được điều trị bằng dicyclomine hydrochloride. Tuy nhiên, ngay cả khi trẻ không còn hoặc đã giảm kêu khóc thì khí chất khó quản lý vẫn tồn tại. Thực trạng này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu có yếu tố bẩm sinh trong vấn đề này không?
Yếu tố bẩm sinh là những yếu tố khi sinh ra đã có như màu da, sứt môi, hở hàm ếch… do người mẹ dùng thuốc khi mang thai. Các nghiên cứu trên trẻ sinh đôi cho thấy các yếu tố này có ảnh hưởng phần nào đến tính cách của bé như tính dễ bị kích thích, tính xã hội hoá, tính cảm xúc. Nó cũng ảnh hưởng đến các kiểu ngủ của trẻ.
Một yếu tố bẩm sinh mới được phát hiện gần đây là nồng độ progesteron trong huyết tương. Đó là một hoóc môn do rau thai tiết ra, có tính chất ức chế hệ thần kinh, an thần, làm dịu sự căng thẳng của cơ thể. Đến ngày thứ 5 sau khi bé ra đời, nồng độ hoóc môn này thấp dần và hết hẳn, thay vào đó là progesteron do chính tuyến thượng thận của bé tiết ra. Có giả thiết cho rằng, rất có thể sự thiếu hụt progesteron vào lúc giao thời này là nguyên nhân của hội chứng colic.
Khi nghiên cứu chứng đau bụng ở trẻ em châu Phi, nơi đói kém và nghèo khổ nhất thế giới, các nhà khoa học nhận thấy những em còn sống được sau đau bụng thường ít bị đột tử, ít rối loạn thở khi ngủ. Nguyên nhân có thể là do trương lực cơ tăng khi đau bụng và nhiều giấc ngủ chợp mắt. Như vậy, ở những trẻ này có sự bảo vệ sinh học bằng cách thích ứng. Tuy nhiên đối với trẻ em phương Tây thuộc tầng lớp trung lưu, sau thời gian bị đau bụng, chúng thường bị rối loạn giấc ngủ và hay cáu kỉnh.
Tóm lại, nếu khi 3 tháng tuổi, trẻ bị đau bụng mà không được chữa trị thì sau 6 tháng, nó rất dễ trở thành đứa trẻ cáu kỉnh.
Xử lý “hội chứng trẻ khóc”
Dĩ nhiên, nguyên nhân khiến trẻ khóc nhiều trong những tháng đầu có thể không phải do đau bụng tiêu hoá mà là do mất cân bằng sinh học khi mới ra đời. Tuy nhiên, nếu cứ để khóc mãi, trẻ sẽ rất mệt và sinh ra cáu kỉnh về sau, ảnh hưởng tới học tập và phát triển, ảnh hưởng tới sự yên tâm và cân bằng của bố mẹ và những người trong gia đình. Để khắc phục, cần tìm cách chống lại
“hội chứng khóc”. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng khóc nhiều ở trẻ dưới ba tháng tuổi là do ngủ không đúng giờ. Nếu bạn theo dõi được thời gian ngủ của con, con bạn sẽ ngủ ngon. Đối với những trẻ bình thường, điều này tương đối dễ; nhưng đối với trẻ sau đau bụng (4-8 tháng tuổi) thì cha mẹ phải hết sức cố gắng. Trẻ phải được ngủ, nghỉ tốt. Có như vậy khí chất của trẻ mới được tốt và bạn mới được hưởng sự yên lặng. Nếu không, giấc ngủ của cháu sẽ thất thường, cháu sẽ quấy khóc, đòi hỏi, giãy giụa, khiến bố mẹ vất vả và lo lắng hơn.
Nguyên nhân gây ra hội chứng sau đau bụng của trẻ không phải là do rối loạn sinh học, mất điều hoà thức-ngủ nguyên phát mà là do tình trạng ngủ không đủ, không sâu khi trẻ vừa hết tuổi đau bụng (4 tháng tuổi). Chính những cơn đau bụng đã làm trẻ thiếu ngủ. Về phía bố mẹ, một phần do quá mệt mỏi, chán nản, lo lắng sau 3 tháng chăm trẻ khóc, một phần do không hiểu được đây là thời kỳ quá độ từ giai đoạn khóc do đau bụng (hội chứng colic) nên đã nuông chiều, lo lắng quá mức cho con (chẳng hạn như cho ăn đêm), làm cho con càng mất ngủ.
Chống lại hội chứng trẻ khóc chính là dạy cho trẻ, nhất là trẻ sau đau bụng, có kiểu ngủ tốt, ngủ nhanh, và duy trì được giấc ngủ. Đây là phương pháp chữa bệnh hữu hiệu mà người mẹ đóng vai trò rất quan trọng (chẳng hạn người mẹ có thể cho trẻ bú núm vú giả để đỡ phải cho bú đêm). Theo tiến sĩ Ogden (một nhà tâm lý trẻ em) vai trò của người mẹ trong vấn đề này rất lớn vì vào thời điểm này, đứa con rất thích sự có mặt của mẹ.
Nên nhớ rằng trẻ khóc không chỉ do đau bụng mà còn có thể vì quá mệt hay đau đớn. Ở những nước chưa phát triển, con cái được cha mẹ địu đi làm nương rẫy, dù môi trường ít kích thích nhưng trẻ đôi khi vẫn khóc do quá mệt hoặc quá đói. Vì vậy, việc tránh tình trạng này cũng góp phần tạo cho trẻ thói quen ngủ tố