Một người kêu lên: “Cuộc sống ơi, tôi muốn có một điều kì diệu!”. Và một đứa trẻ được sinh ra đời. Đó chẳng phải là một điều kỳ diệu sao? Nhưng anh ta không hay biết.
Vang vọng của đất trời
Một người thì thầm “Cuộc sống ơi sao không nói gì với tôi vậy?” Và đúng lúc đó một chú sáo cất tiếng hót, đó chẳng phải là âm thanh cuộc sống hay sao? Nhưng anh ta đã không nghe thấy.
Một người thì thầm: “Cuộc sống ơi, hãy nói gì với tôi đi chứ!”. Và cùng lúc một tiếng sấm vang trời, đó không phải là sự trả lời của cuộc sống hay sao? Nhưng anh ta cũng không nghe thấy.
Một người nhìn quanh và nói: “Cuộc sống ơi sao chẳng bao giờ tôi nhìn thấy cuộc sống?”. Và lúc đó bỗng nhiên một vì sao lóe sáng. Đó chẳng phải là ánh sáng cuộc sống hay sao? Nhưng lúc đó anh ta không để ý thấy.
Một người kêu lên: “Cuộc sống ơi, tôi muốn có một điều kì diệu!”. Và một đứa trẻ được sinh ra đời. Đó chẳng phải là một điều kỳ diệu sao? Nhưng anh ta không hay biết.
Một người thất vọng thốt lên: “Cuộc sống ơi, hãy chạm vào tôi. Hãy cho tôi biết là người vẫn ở đâu đây và có thể bảo vệ tôi”. Một giọt nước trên lá cây rơi xuống vai anh ta. Đó chẳng phải là cuộc sống đã nhẹ nhàng chạm vào anh ta đó sao? Nhưng anh ta lau giọt nước và bỏ đi.
Hạnh phúc không đến từ sự quan sát và lắng nghe thông thường. Hạnh phúc chỉ đến từ những trái tim biết rộng mở để cảm nhận những thay đổi huyền diệu của cuộc sống. Quả thật, khi biết rộng mở trái tim mình, bạn sẽ nhận thấy rằng, hạnh phúc đôi khi rất bình dị. Nó đến từ cuộc sống, từ thiên nhiên, từ những điều tưởng chừng như vô hình. Hạnh phúc đến, nhưng thường không đến theo cách mà bạn trông đợi.
Nụ hôn tạm biệt
Tôi sẽ mãi mãi không bao giờ là quá lớn để không còn cần đển nụ hôn đầy yêu thương của bố.
Tôi lớn lên ở San Pedro, trong một gia đình lao động bình thường. Bố tôi làm nghề đánh bắt cá. Với ông, biển là cả cuộc đời mình. Ông có một con thuyền riêng, phương tiện làm ăn duy nhất của cả gia đình tôi. Nhưng kiếm sống trên biển thật chẳng dễ dàng gì, nếu không muốn nói là rất gian nan và cũng đầy nguy hiểm. Bố tôi phải làm việc vất vả ngoài khơi để nuôi sống gia đình, không chỉ có mẹ con chúng tôi, mà còn cả ông bà và giúp đỡ những người h hàng nghèo khó của mình nữa.
Hình ảnh về bố vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi. Ông cao lớn, thân người vạm vỡ nhờ việc kéo lưới và chống đỡ với sóng gió biển khơi. Mỗi khi ở bên cạnh bố, tôi còn có thể ngửi thấy mùi vị của biển, của nắng gió đại dương tỏa ra từ người ông. Bố luôn mặc bộ đồ vải bạt, chiếc áo choàng bạc màu và cái tạp dề cũkỹ. Bất kể mẹ có chịu khó giặt giũ chúng như thế nào đi chăng nữa, chúng vẫn đậm một mùi biển không lẫn vào đâu được.
Mỗi khi thời tiết xấu không thể ra khơi, bố thường lái xe đưa tôi đến trường, ông có một chiếc xe tải cũ dùng để chở cá. Chiếc xe đó có khi còn nhiều tuổi hơn cả người già nhất trong làng tôi. Nhưng dẫu có già cỗi và ì ạch đến thế nào, nó vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ đưa bố đến nơi ông cần đến. Chính vì vậy, ông coi nó như một người bạn, có khi còn trò chuyện và vỗ về nó một cách đầy yêu thương. Điều đó đối với tôi lúc ấy rất khó hiểu, vì tôi chẳng thích chiếc xe đó một chút nào. Chỉ cần nổ máy thì ở xa đến cả dặm cũng có thể nghe thấy tiếng lạch cạch của nó.
Khi bố đưa tôi đến trường, tôi cố ngồi co rúm vào một góc để mong đừng ai nhìn thấy. Được nửa đường, ông tăng tốc, chiếc xe lại nhả ra một đám khói lớn. Bố tôi vẫn tiến về trước, hoàn toàn chẳng chú ý đến ánh mắt hiếu kỳ của những người đi trên đường. Khi đến trường tôi rồi, bố không bao giờ quên nghiêng người qua, hôn tôi một nụ hôn tạm biệt vào má và dặn tôi hãy là mộtcậu bé ngoan. Thật là ngượng mặt cho tôi quá! Tôi vào lớp mà mặt đỏ bừng. Lúc đó, tôi đã 12 tuổi rồi mà bố vẫn giữ thói quen hôn tạm biệt tôi như thế!
Thê rồi một ngày, tôi quyêt định phải thế hiện cho bố thấy tôi đã là một chàng trai. Lần đó, khi bố chở tôi tới trường, ông lại nở nụ cười như thường lệ và bắt đầu nghiêng người về phía tôi. Nhưng tôi vội giơ tay lên:
– Đừng, bố ạ!
Đó là lần đầu tiên tôi nói với bố theo cách đó. Sự ngạc nhiên hiện rõ trên khuôn mặt ông.
– Bố, con đã quá lớn để được hôn tạm biệt hay bất cứ nụ hôn nào nữa rồi! – Tôi nói giọng dứt khoát.
Bổ nhìn tôi một lúc lâu, đôi mắt sững sờ có vẻ như bị tổn thương. Nhưng rất nhanh, ông mỉm cười:
– Con nói đúng. Đôi lúc bố quên mất là con đã trở thành một chàng trai! Có lẽ một nụ hôn với con bây giờ là không cần thiết nữa!
Thế rồi không lâu sau đó, bô tôi đi biến và không bao giờ trở về nữa. Đó là ngày mà phần lớn các tàu đều ở lại bờ, trừ con tàu của bố. Ông quyết tâm đi biển chuyến đó bởi có cả một gia đình lớn phải chăm lo. Sau cơn bão, người ta tìm thấy tàu của bố tôi dạt vào một vũng cạn, với tấm lưới nửa trong nửa ngoài. Có lẽ bố ra đi mà trong lòng chỉ nghĩ duy nhất một điều: Chuyến này về sẽ có nhiều tiền cho chúng tôi được ăn học.
Giờ đây, tôi muốn đánh đổi tất cả chỉ để được bố ôm hôn thêm môt lần nữa, để được cọ má vào làn da thô ráp của ông, để hít thật sâu mùi mằn mặn của gió biển trên bộ quần áo bạc màu. Tôi muốn nói lại với bố tôi rằng, tôi sẽ mãi mãi không bao giờ là quá lớn để không còn cần đến nụ hôn đầy yêu thương của bố.