Home / Blog / KIẾN THỨC / Kỹ Năng / Sức mạnh của thói quen

Sức mạnh của thói quen

Thói quen là một việc gì đó một hoạt động nào đó được lặp đi lặp lại hằng ngày ví như thói quen tập thể dục buổi sáng, thói quen đọc sách…. tất cả những thói quen lâu dần  nó trở thành cuộc sống của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mỗi thói quen nó có vai trò quyết định thành công của bạn trong cuộc sống

Thói quen sẽ tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống

Đã từ lâu, tôi thường nghe mọi người nói rằng chúng ta lệ thuộc vào thói quen của chính mình nhưng chẳng bao giờ thấy ai phản đối. Có lẽ do nó quá đúng. Thói quen thường bắt đầu với những hành động không có chủ định và được lặp đi lặp lại nhiều lần. Ban đầu chúng ta lặp lại hành động đó là thêm một lần chúng ta bổ sung, làm cho sợi dây đó thêm vững chắc. Kết quả là chúng ta trở thành nô lệ cho những thói quen của mình. Như nhà thơ người Anh John Dryden đã nói hơn ba trăm năm trước: “Đầu tiên , chúng ta tạo nên thói quen và sau đó chính thói quen thống trị và điều khiển chúng ta”.

Tính cách của chúng ta thực ra là sự tổng hợp của thái độ sống, thói quen và suy nghĩ của chúng ta.Trong mỗi chúng ta, thói quen chiếm một vị trí quan trọng. Khi sinh ra, chúng ta chưa có bất kỳ một thói quen nào mà thói quen được hình thành và phát triển thông qua sự lặp đi lặp lại của suy nghĩ và hành động theo thời gian. Vì thói quen là một phần không thể thiếu trong tính cách con người, chính vì vậy tôi không khuyên mọi người nên tránh những thói quen nói chung, mà chúng ta nên lưu ý tránh những thói quen xấu. Dù muốn hay không chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi thói quen: thói quen tốt sẽ phục vụ, đẩy chúng ta hướng về phía trước, còn thói quen xấu sẽ chống lại ta, kéo chúng ta lùi lại.

Cách thay đổi một thói quen xấu

Tôi luôn tin rằng một thái độ chưa đúng, một thói quen xấu luôn có thể thay đổi được. Vấn đề duy nhất là chúng ta có quyết tâm hay không. Tôi không có ý nói rằng tất cả những thói quen xấu bằng sức mạnh của ý chí cùng với một thái độ tích cực hơn đã được chứng minh là hoàn toàn có thể, như trường hợp của Benjamin Franklin.Trong cuốn tự truyện nổi tiếng của mình, Franklin đã thuật lại phương pháp giúp ông giảm hiểu những tật xấu của mình và thay thế chúng bằng những thói quen tốt hơn. Trước tiên, ông lập một danh sách gồm mười ba đức tính mà ông muốn có, sắp xếp thứ tự theo sự quan trọng và viết mỗi đức tính lên một trang riêng trong cuốn sổ tay nhỏ. Ông tập trung rèn luyện mỗi đức tính trong một tuần.Nếu kết quả chưa tốt, ông đánh những dấu đen nhỏ bên cạnh.Ông liên tục thực hiện đều đặn như vậy cho đến khi ông không cần đánh dấu đen nữa.Bằng cách này, những thói quen mới, tốt đẹp đã lần lượt thay thế những thói quen xấu của Franklin.

Bạn thực sự quan tâm đến điều gì?

Nhà triết học Authur Schopenhauer từng có câu nói thật chí lý: “Chúng ta ít khi nghĩ đến những điều chúng ta đã và đang có, mà chúng ta luôn tự đau khổ, dằn vặt về những điều chúng ta chưa có và muốn có”. Chính vì thế mà xã hội chúng ta lúc nào cũng nảy sinh biết bao nhiêu phiền toái.Một lần tôi thử yêu cầu các sinh viên cố gắng không phàn nàn về bất kỳ điều gì trong suốt hai mươi bốn giờ tới.Ngay lập tức, tôi nhận được lời phàn nàn về điều mình vừa đưa ra bởi vì hầu như các sinh viên đều nghĩ rằng họ không thể vượt qua được “thử thách” đó.Vì thế, tôi đề nghị họ viết ra giấy những phàn nàn của mình mỗi lần muốn phàn nàn về điều gì đó hay ai đó.

Sau hai mươi bốn giờ, tôi cùng với các em thảo luận cách về mục đích của cuộc thử nghiệm. Rõ ràng khi nhìn nhận lại danh sách những điều mình đã liệt kê ra, chúng ta có thể thấy rõ một ngày mình phàn nàn rất nhiều lần và hầu hết là phàn nàn về những chuyện vụn vặt, không đáng, không đâu vào đâu.

Trong phần tiếp theo của cuộc thử nghiệm, tôi yêu cầu mỗi sinh viên liệt kê những sự vật, những người hay những điều gì khác mà họ cảm thấy hài lòng hoặc đánh giá cao. Trong vòng hai mươi bốn giờ kế tiếp, mỗi người phải đọc những điều mình vừa liệt kê bốn lần: sau bữa trưa, sau bữa tối, trước khi đi ngủ, và buổi sáng hôm sau trước khi đi học hoặc đi làm. Trong buổi học đầu tiên sau khi áp dụng phần thử nghiệm này, tôi hỏi họ cảm thấy như thế nào so với những ngày trước đây, sau khi cố gắng không phàn nàn về những điều không cần thiết phải làm như vậy.Thật ra, biểu hiện và ngôn ngữ cơ thể của họ đã trả lời thay cho tất cả. Mọi người năng động hơn với những đôi mắt sáng mở to, cười nhiều hơn và tươi hơn.

Sau hơn ba mươi năm thực hiện thử nghiệm này, tôi có thể khẳng định rằng cảm giác hài lòng về xung quanh sẽ giúp con người ý thức về những điều họ đang có và củng cố cũng như hình thành thói quen hài lòng trong tính cách của họ.Tôi nghĩ bạn cũng thử lập một danh sách của những điều mình cảm thấy hài lòng và mỗi ngày dành ít phút để đọc hết một lượt để nhắc nhở về những điều tốt đẹp mà mình đang có.Đó là bước khởi đầu cho một cách nhìn lạc quan, điều rất cần cho thành công của bạn.

About Bích Khoa

Check Also

Nguyên lý 80/20, công thức của thành thông

 Bây giờ, khi bạn đã hiểu được nguyên lý 80/20 và thấy nó rất đúng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *