Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu là ba khái niệm cơ bản của quản trị chiến lược.
Định nghĩa cơ bản trong quản trị chiến lược…
Sứ mệnh (Mission): Là chức năng chính của DN, hay trả lời câu hỏi tại sao DN tồn tại
Tầm nhìn (Vission): Những mục đích chính DN muốn đạt được trong thời gian dài hạn (1-5 năm)
Mục tiêu (Objective): là những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, khả thi, trong một thời gian ngắn hạn hơn. Mục tiêu làm cụ thể hoá tầm nhìn của DN.
Tất cả mọi điều này đều có thể thay đổi, mỗi giai đoạn phát triển DN sẽ xác định các sứ mệnh khác nhau trên cơ sở đó họ đặt ra các mục tiêu dài hạn ví dụ như trở thành số 1, số 2, hay số 3 trong ngành nào đó, và các mục tiêu cụ thể cho các vấn đề như mục tiêu về thị phần, sản phẩm mới, số lượng và chất lượng nhân sự, .
Tầm nhìn rất quan trọng vì nó giúp DN định hướng hoạt động của mình và các đối tượng biết được công ty làm gì? đem lại điều gì cho họ? và cách thức đem lại cái đó như thế nào?
Những gì không được gọi là CHIẾN LƯỢC
Nhiều công ty đã phạm phải sai lầm khi tin rằng họ đã có một qui trình lập kế hoạch chiến lược, nhưng thực thế họ lại đang làm những điều khác hẳn. vì vậy cái quan trọng nhất là phải hiểu và xác định thật rõ cái nào được gọi là chiến lược còn cái nào thì không.
Một chiến lược không phải là một kế hoạch hoạt động (operating plan). Thông thường một kế họach hoạt động chỉ tồn tại trong ngắn hạn (khoảng một năm) và hầu hết thường là tập trung chủ yếu vào đo lường tài chính và đo lường khác về số lượng. Kế hoạch hoạt động cũng rất quan trọng trong việc cụ thể và chi tiết hóa chiến lược bằng hành động nhưng nếu nó không kết nối với chiến lược, không xem xét đến bối cảnh về nguồn lực thì nó dễ dàng đưa tổ chức bạn đi đến ngõ cụt.
Một chiến lược càng không phải là một kế hoạch kinh doanh (business plan). Kế họach kinh doanh thường hướng vào việc đánh giá các phương pháp tiếp cận (tiếp cận thị trường, khách hàng, nhà đầu tư…), nhu cầu về nguồn lực, khả năng hoàn vốn…, đồng thời có khuynh hướng tập trung nhiều hơn vào thị trường và ít quan tâm đến tầm nhìn và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp
Một chiến lược cũng không phải chỉ là lời phát biểu về sứ mạng hay tầm nhìn (vision or mission statement). Tầm nhìn và sứ mạng đặt biệt quan trọng và bạn phải có nó ngay khi bạn bắt đầu công việc kinh doanh, nhưng bạn sẽ không đi tới đâu nếu thiếu các thông tin chỉ dẫn biểu hiện qua chiến lược, mục tiêu, kế hoạch hành động…
Một chiến lược cũng không phải là các mô hình phân tích kinh doanh (analytical model), khả năng kĩ thuật công nghệ, công cụ… Chúng ta có cả tá những mô hình phân tích có giá trị và những công cụ sẵn có, nhưng bản thân chúng đơn thuần chỉ là những công cụ chứ không phải là chiến lược.
Một chiến lược cũng không phải là kế hoạch bán hàng hay kế họach marketing. Đó chỉ là một bộ phận của một chiến lược kinh doanh tổng thể và thường thì sự đóng góp của nó dường như vô nghĩa nếu không tích hợp được với mục tiêu kinh doanh tổng thể của bạn.
Một chiến lược cũng không phải chỉ đơn thuần là việc xây dựng các chương trình, thiết lập các dự án và các hành động để nỗ lực đảm bảo đạt được mục tiêu và đó là những hoạt động cần thiết để đi đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không đặt đúng bối cảnh với chiến lược tổng thể để xác định mục tiêu cuối cùng, thì ngay cả các hành động đó được thực hiện tốt cách mấy cũng trở nên thừa thãi mà thôi.
Các đặc điểm của một chiến lược kinh doanh tổng thể thành công
Khi được thực hiện đúng đắn thì quá trình lập kế hoạch chiến lược tổng thể có thể đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới, hay chí ít cũng sẽ bảo vệ doanh nghiệp không phải rơi xuống hố sâu thất bại. Một chiến lược kinh doanh tổng thể thành công cần có những đặc điểm sau:
• Phù hợp với nguồn lực, mang tính chất tổng thể và dài hạn trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
• Cam kết của lãnh đạo đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
• Chiến lược và Tầm nhìn của doanh nghiệp phải được thông tin tốt
• Được dựa trên những công cụ đo lường chủ yếu của doanh nghiệp
• Phải vạch ra được tình hình tài chính, khách hàng và các hoạt động theo đường lối chiến lược của doanh nghiệp
• Được xây dựng dựa trên các đơn vị kinh doanh chủ chốt và các sản phẩm chiến lược của doanh nghiệp.
• Thiết lập công cụ để thực thi chiến lược (lập mục tiêu, xác định công cụ đo lường, quy trình…) / Balanced Scorecard based
Khi đã xây dựng xong chiến lược, điều quan trọng là việc thực thi chiến lược một cách hiệu quả và chỉ có được điều này khi ban lãnh đạo của doanh nghiệp có được sự cam kết mạnh mẽ và làm cho chiến lược trở thành một quá trình ăn sâu vào cơ cấu của tổ chức, trở thành văn hóa của tổ chức. Ví dụ như xác định năng lực kinh doanh cốt lõi nhằm giữ cho công ty luôn luôn tập trung vào sự chỉ dẫn của mục tiêu đã đề ra.
Kiến thức nền tảng: Chiến lược là một quá trình
Nền tảng chủ yếu làm cơ sở cho việc xây dựng thành công chiến lược kinh doanh tổng thể đó là bạn phải hiểu được rằng: chiến lược chính là một quá trình. Chiến lược không chỉ là việc xây dựng một cách có khoa học mà đó phải là quá trình được ăn sâu vào cơ cấu và hoạt động kinh doanh của tổ chức. Giá trị xuyên suốt của một kế hoạch chiến lược tổng thể phải có được kết hợp mạnh mẽ giữa các thành viên của ban lãnh đạo nhằm vạch rõ tầm nhìn, hướng đi và các thành tựu sẽ đạt được và quyết tâm theo đuổi nó
Theo Butnghien.com