Những công ty lớn có nhiều ngân sách để sử dụng vào việc xây dựng thương hiệu, thì những doanh nghiệp nhỏ có thể gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy vậy, họ vẫn có thể học tập được một vài điều từ những công ty lớn, bằng việc tập trung vào bốn lĩnh vực xây dựng thương hiệu chính.
Thương hiệu của bạn là việc kể câu chuyện hấp dẫn
Không mất quá nhiều ngân sách để bạn có thể chia sẻ câu chuyện của mình. Ở trên trang web chính thức, nên có một câu chuyện ngắn để mô tả nguồn gốc của công ty. Bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ với khách hàng tiềm năng bằng việc đưa ra điều độc đáo của công ty mình.
Ví dụ, TOMS, công ty được sáng lập bởi Blake Mycoskie, là công ty giày với khởi đầu nhỏ bé nhưng đã phát triển lên thành cường quốc toàn cầu. Trên website của TOMS, khách hàng có thể đọc được câu chuyện của nó và biết được cách thức công ty này phát triển từ những ý tưởng đơn giản: với mỗi đôi giày bán được, công ty sẽ quyên góp một đôi giày mới cho một đứa trẻ thiếu thốn.
Khi đã có được câu chuyện của mình, bạn cần có một câu tuyên bố về nhiệm vụ- câu nói có thể tóm tắt ngắn gọn cho những điều công ty bạn đại diện.
Tuyên bố sứ mạng mạnh mẽ của TOMS chắc chắn sẽ gây được tiếng vang lớn với khách hàng của nó. Khi một ai đó đi giày TOMS, họ không chỉ sử dụng một đôi giày thoải mái, thời trang, mà còn góp phần thực hiện sứ mạng của TOMS. Đây là một điều khá mới mẻ.
Giống như TOMS, hãy chắc chắn từng chi tiết về lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn đang bán công ty của mình cho khách hàng, do đó hãy chắc chắn rằng bạn nói với họ những điều tuyệt vời của bạn. Và cũng đừng quên chia sẻ những thông tin phản hồi của khách hàng
Cải thiện hình ảnh thương hiệu
Làm thế nào để bạn xác định được thương hiệu của bạn. Đây là điều rất quan trọng để phân biệt một doanh nghiệp nhỏ với đối thủ cạnh tranh của nó. Cải thiện hình ảnh bằng cách tạo ra một logo dễ nhận biết và phát triển một câu khẩu hiệu.
Tạo ra một logo. Logo là nền tảng của thương hiệu, vi vậy điều quan trọng là có được một biểu tượng đúng ngay từ đầu. Khi thiết kế logo, cần bao gồm cả tên thương hiệu . Bạn cũng cần chắc chắn rằng nó phản ánh đúng tính cách của thương hiệu, và khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
Ở đây, logo của TOMS duy trì chủ đề của công ty là đơn giản và có nhiều hoạt động toàn cầu, một lá cờ với tên in trên nền đơn sắc. Thậm chí nó còn bán logo của mình như lá cờ thực tế với giá $5.
Hãy thử những màu sắc và phông chữ khác nhau, nhưng cần phù hợp với thẩm mỹ của công ty. Bạn không cần tạo logo màu nóng cho Coke khi bản thân Coke đã đồng nghĩa với màu đỏ và trắng.
Khi đã có sẵn logo thì trên website, bao bì và các tài liệu quảng cáo cũng nên có logo đồng bộ.
Phát triển câu khẩu hiệu (Slogan). Khẩu hiệu hay câu tagline đều là cách dễ dàng khiến cho khách hàng nhớ về sản phẩm của bạn. TOMS- One for One- tuy ngắn nhưng ngọt ngào và khá là thông minh. Khẩu hiệu thì nên dễ nhớ và được tách ra khỏi sự cạnh tranh.
Ví dụ như khi bạn nhìn thấy Viettel, bạn có thể ngay lập tức nghĩ đến “Hãy nói theo cách của bạn.”
Hãy nhất quán
Hãy chắc chắn rằng bạn đã thống nhất được các hướng dẫn về cách xây dựng thương hiệu của mình. Những hướng dẫn này sẽ đảm bảo tính nhất quán trên các kênh truyền thông hay in ấn. Điều này thực sự hữu ích trong việc đảm bảo nhân viên sẽ tạo ra những tài liệu về thương hiệu chất lượng và phù hợp.
Một bản hướng dẫn xây dựng thương hiệu tiêu biểu gồm có phông chữ chuẩn, màu sắc, mẫu, bố trí, kích thước và các phong cách khác. Facebook là một ví dụ điển hình của việc xây dựng thương hiệu nhất quán với phông chữ và bảng màu của nó. Tuy nó có một vài phiên bản logo khác nhau nhưng mỗi cái đều sử dụng phông chữ và màu sắc giống nhau. Điều này thể hiện sự nhất quán và giúp khách hàng dễ nhận biết hơn.
Hãy chắc chắn về cả ngôn từ của thương hiệu. Khi bạn có nhiều hơn một copywriter, tất cả mọi người đều cần biết những từ và cụm từ nào phù hợp với công ty và những cái nào không. Hãy khiến cho bản hướng dẫn thật sống động, nó sẽ có thể cùng phát triển với công ty.
Phát triển một cách đúng đắn
Khi doanh nghiệp phát triển, có thể bạn sẽ mong muốn phát triển thương hiệu của mình. Đây thực sự là một điều tốt, miễn là bạn đi đúng cách.
Nếu bạn muốn quyết định điều chỉnh logo hay thử một câu tagline mới, điều bắt buộc bạn cần làm là nghiên cứu thị trường. Liệu khách hàng mục tiêu có hào hứng với sự thay đổi này không? Làm thế nào để thay đổi phù hợp với thị trường hiện tại. Hãy cân nhắc những điểm tích cực và tiêu cực, đồng thời chuẩn bị để giải thích việc tại sao bạn thay đổi.
Ví dụ, việc thiết kế lại logo của Google, chọn một cái nhìn hiện đại hơn mà chỉ có 305 byte. Đây không phải là lần đầu tiên Google thay đổi biểu tượng của mình nhưng lại gây ra phản ứng từ tất cả mọi người. Lý luận của Google cho những thay đổi này là: đây là thiết kế tốt nhất khi hiển thị ở bất kỳ màn hình nào. Chẳng ai có thể tranh cãi gì với việc: Nhìn nó thực sự tốt hơn.
Nếu bạn quyết định thay đổi logo hay câu tagline, hãy chắc chắc rằng sẽ cập nhật mới tất cả mọi thứ, từ trên truyền thông xã hội, website hay các tài liệu in ấn,… Đồng thời bạn cũng cần chuẩn bị các biện pháp “trừng trị” với những người sử dụng thương hiệu lỗi thời.
Kết luận
Các doanh nghiệp nhỏ không có ngân sách lớn để xây dựng thương hiệu, điều này không có nghĩa rằng họ sẽ bất lợi. Hãy mô phỏng những điều doanh nghiệp lớn làm nhưng trên quy mô nhỉ hơn. Chẳng bao lâu nữa thì bạn có thể thấy doanh nghiệp của bạn cũng phát triển lớn mạnh.
Theo Butnghien.com