Những câu hỏi về cơ thể người mà chúng ta đến nay vẫn chưa lý giải được vì sao.
Vì sao sau khi giật mình mặt lại tái xanh?
Trong cuộc sống, hầu như mọi người đều gặp những trường hợp khẩn cấp nào đó. Khi đột nhiên bị giật mình, cơ thể sẽ có phản ứng, biểu hiện là mặt tái xanh, thậm chí có thể tứ chi lạnh, toátmồ hôi, nổi da gà. Đó là vì trong cơ thể có một hệ thống phòng ngự. Khi bị kích thích mạnh, cơ thể sẽ có hàng loạt phản ứng do thần kinh phát ra. Ví dụ như hiện tượng thần kinh giao cảm sẽ hưng phấn, tuyến yên – vỏ tuyến thượng thận sẽ tiết ra nhiều chất nội tiết hơn hơn để thích ứng với sự kích thích mãnh liệt đó, nhằm nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể đối với ngoại giới, trong y học gọi là “kích thích phản ứng”.
Thần kinh giao cảm hưng phấn, tuyến yên – vỏ tuyến thượng thận tiết ra nhiều chất kích thích hơn khiến tim đập nhanh, lực co bóp mạnh, dẫn máu ra nhiều, nâng cao huyết áp. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy sự phân bố lại lượng máu trong cơ thể. Khi đó da, các tạng phủ trong bụng và mạch máu thận co lại, còn mạch máu ở não không bị co, bắp cũng mở rộng bảo đảm cho tim, não và các cơ bắp được cung cấp nhiều máu hơn. Điều này sẽ có lợi cho việc chống lại những kích thích mạnh của ngoại giới, bảo đảm cho cơ thể không bị tổn thương. Vì khi đó da, rất nhiều động mạch nhỏ trong các cơ quan nội tạng, các mạch máu li ti co hẹp lại nên ở những bộ phận này phát sinh hiện tượng thiếu máu, thiếu ôxy, làm cho mặt tái xanh, tứ chi phát lạnh, toát mồ hôi và chân lông dựng lên.
Cơ thể sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường nếu cảm xúc không quá mãnh liệt, thời gian xẩy ra ngắn. Phản ứng ứng phó kích thích kể trên có lợi cho việc điều động toàn thân nhằm hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, hoặc tránh được tối đa khả năng gây nguy hiểm cho ta. Nghĩa là nó sẽ khiến cho ta ứng phó có hiệu quả trước những khó khăn trong cuộc sống. Nhưng nếu bị kích thích quá mạnh, kéo dài hoặc thường xuyên, cơ thể chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Vì sao khi da bị chảy máu thì máu sẽ tự động đông lại?
Trong cơ thể, khắp nơi đều có mạch máu. Trong “dòng sông” đó, máu là chất nước màu hồng chảy đi cuồn cuộn.
Da bạn bị rách chỗ nào thì chỗ đó, máu sẽ chảy ra. Nhưng máu sẽ đông kết lại thành đám rất nhanh để lấp kín “miệng sông”. Đó là nhờ trong máu chứa rất nhiều tiểu cầu.
Tiểu cầu có tác dụng cấp cứu rất kỳ diệu đối với miệng vết thương. Khi từ trong mạch máu chảy ra, nó lập tức “nát vụn”. Nhân tiểu cầu kết hợp với men đông máu trong huyết tương, được ion canxi hỗ trợ, sẽ làm cho máu đông lại. Các sợi anbumin trong huyết tương dưới tác dụng của men đông máu và nhân của tiểu cầu sẽ biến thành mạng lưới anbumin xơ đông đặc. Anbumin xơ là chất “xi măng” trong cơ thể, nó đông đặc rất nhanh và kết thành từng sợi vừa mịn vừa dài. Những sợi dây này lại đan xen vào nhau trùng điệp, cuối cùng lấp kín miệng vết thương, khiến cho máu không thể chảy ra được. Qua mấy ngày sau, nó sẽ đông kết thành vảy cứng.
Vì sao khi da bị va đập lại hình thành đám bầm tím?
Đi đường vấp ngã là việc bình thường. Có lúc không can gì, nhưng có lúc ngã xong, ngoài cảm giác đau, da còn bị sây sát vàxuất hiện một đám bầm tím. Đó là do mạch máu ở da bị nứt vỡ, gây ứ huyết dưới da.
Dưới da có rất nhiều mạch máu. Chúng có đặc điểm chung là: tiết diện nhỏ và thành mỏng. Những mạch máu nhỏ này không chịu được lực va đập mạnh. Nếu ta ngã ngồi xuống đất, da ở mông thường không có vết bầm vì ở đó có rất nhiều mỡ. Nhưng nếu phần bị va đập nằm ở phía trước ống chân hoặc phía bên cánh tay (những nơi lớp mỡ dưới da mỏng), tất nhiên các mạch máu ở lớp tổ chức da sẽ bị phá hoại, máu trong đó chảy ra. Như ta đã biết, nếu da bị dao cắt, chỗ vết thương sẽ chảy máu. Còn trong trường hợp này, máu chảy ra bị lớp da ngăn lại không thoát ra được, nên tụ lại chung quanh chỗ bị dập. Tất nhiên, máu vừa mới chảy ra cũng có màu đỏ, nhưng vì có một lớp da ngăn lại, cộng thêm việc hồng huyết tố trong máu biến màu dưới da nên ta chỉ thấy một vết bầm.Đó chính là nguyên nhân hình thành vết bầm khi da bị va đập.
Vì sao có lúc đỏ mặt, tía tai?
Ta thường có lúc đỏ mặt, tía tai. Ví dụ, lúc cảm thấy e thẹn, lúng túng do gặp một người lạ; khi đi thi gặp đề khó hoặc lần đầu bước lên bục giảng bài, khi tranh luận kịch liệt… Tóm lại, có rất nhiều trường hợp chúng ta lâm vào tình trạng đỏ mặt, tía tai, tim đập rất nhanh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên mặt đỏ, nhưng phân tích kỹ thì thấy phần nhiều đều là do tâm trạng bị xáo trộn. Ví dụ, khi mấy người cùng ngồi thảo luận, ban đầu mọi người còn vui vẻ, hòa thuận, mặt không biến sắc. Rồi đến lúc ý kiến chia rẽ, mọi người tranh luận với nhau không thể thống nhất, càng tranh luận càng gay cấn. Do tình cảm bị kích động, tinh thần căng thẳng cho nên vỏ não bị kích thích hưng phấn, gây hưng phấn cho hệ thần kinh giao cảm. Hệ thống này sẽ thúc đẩy tuyếnthượng thận tiết ra nhiều chất kích thích. Điều này một mặt khiến cho tim đập nhanh, huyết áp cao, mặt khác khiến cho cơ bắp và các mạch máu dưới da mở rộng. Mạch đập nhanh khiến ta cảm thấy tim nhảy mạnh, mạch máu dưới da mở rộng sẽ khiến cho toàn thân phát nhiệt và đỏ mặt, tía tai.
Đến khi cuộc tranh luận kết thúc, tim trở về trạng thái bình thường, tinh thần được thư giãn; lúc đó mặt mới hết đỏ, vì quá trình hưng phấn của vỏ não đã kết thúc, trạng thái tinh thần ổn định.
Vì sao việc cho máu không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Tim và mạch máu chứa đầy máu tươi, do huyết tương và tế bào máu tổ chức nên. Tế bào máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Nó giống như một sinh mệnh nhỏ, luôn tiến hành hấp thu, đào thải. Những tế bào suy lão sẽ mất đi, tế bào mới sẽ thành thục. Ở điều kiện bình thường, tổng lượng máu trong cơ thể về cơ bản không thay đổi. Nói chung, lượng máu của một người trưởng thành chiếm khoảng 7-8{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} thể trọng, mỗi kg thể trọng tương ứng 60 – 80 ml máu. Nói một cách cụ thể, một người đàn ông nặng 70 kg thì lượng máu trong cơ thể ước khoảng 5.500 ml; ở nữ giới, lượng máu thấp hơn một ít.
Vì tổng lượng máu trong cơ thể tương đối ổn định nên dù ta uống nhiều nước hay suốt ngày không uống nước thì sự lượng máu vẫn không biến đổi đáng kể. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu bị mất không quá 10{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} tổng lượng máu, cơ thể sẽ điều tiết rất nhanh để khôi phục, không gây ảnh hưởng xấu đến công năng của máu. Như vậy, đối với một người trưởng thành bình thường, việc hiến 250 ml máu mỗi lần (chỉ chiếm 5{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} tổng lượng máu) không gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Khi mất máu, tế bào hồng cầu bị tổn thất, tủy (tổ chức tạo máu) sẽ tăng tốc độ sinh máu. Nhưng quá trình này tương đối chậm, phải mất mấy tuần mới có thể giúp số lượng hồng cầu trở lại bình thường. Sau khi cho máu, có lúc ta cảm thấy tim đập nhanh, thấy khát, muốn uống nước. Những phản ứng này đều là do sự điều tiết của hệ thần kinh và các dịch thể nhằm bổ sung lượng máu đã mất.
Sau khi cho máu, nên nghỉ ngơi mấy ngày, không vận động mạnh. Ngoài ra, nên uống nhiều nước và chú ý bổ sung dinh dưỡng để giúp cơ thể khôi phục nhanh lượng máu đã cho đi.