Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng trong hầu như mọi lĩnh vực, 20{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} nỗ lực hay đầu vào sẽ tạo ra 80{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} thành qua hoặc đầu ra. Điều đó có nghĩa là khoảng 80{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} những nỗ lực đang được sử dụng một cách không hiệu quả, và nếu bạn thu 80{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} này về, sử dụng vào phần 20{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} hiệu quả kia, bạn sẽ đạt được sự hiệu quả vượt trội. Nguyên lý đơn giản này có thể áp dụng tới gần như mọi mặt của cuộc sống, từ kinh doanh cho tới bạn bè và chất lượng cuộc sống
Bạn có thể áp dụng nguyên lý 80/20 vào bất kỳ lĩnh vực nào trong kinh doanh, từ đàm phán cho tới việc định hướng quảng cáo.
Bạn đã biết cách áp dụng Nguyên lý 80/20 nhằm thu hẹp danh mục sản phẩm và tăng lợi nhuận. Thế còn tất cả những lĩnh vực khác trong kinh doanh thì sao?
May mắn thay, nguyên lý 80/20 đa-zi-năng đến mức bạn có thể sử dụng nó trong bất kỳ lĩnh vực hay chức năng nào khi kinh doanh để tăng khả năng thành công.
Ví dụ, đàm phán là một phần quan trọng của mọi cuộc làm ăn kinh doanh, dù đó là đàm phán với khách hàng, nhà cung cấp hay đối tác.
Thường trong một cuộc đàm phán, vấn đề cần thảo luận đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước, nhưng vấn đề là có quá nhiều vấn đề cần thảo luận và chúng ta chuẩn bị không xuể. Phân tích 80/20 có thể giúp bạn vạch ra được chỉ một vấn đề quan trọng thực sự quan trọng đối với công ty của bạn, vì vậy bạn chỉ nên tập trung vào việc đàm phán thành công những điểm cốt lõi này thay vì cố gắng tranh luận để thắng trong mọi vấn đề.
Một ví dụ khác của việc áp dụng nguyên lý 80/20 là định hướng quảng cáo. Nếu có một khúc 20{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} khách hàng của bạn đang mang lại 80{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} doanh thu, rõ ràng bạn nên tập trung xác định chúng, tìm mọi cách giữ chân và kích thích nhóm khách hàng này mua nhiều hơn.
Sau khi bạn đã xác định được khách hàng mục tiêu, hãy gia tăng sự trung thành của họ bằng việc cung cấp những dịch vụ chăm sóc khách hàng (CSKH) trên cả tuyệt vời. Sau đó, khi bạn phát triển thêm những sản phẩm hay dịch vụ mới, việc cần làm chỉ là bán tập trung vào nhóm 20{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} này. Điều này sẽ giúp bạn tăng được thị phần của sản phẩm trong khi vẫn tận dụng được lợi thế của việc bán cho cùng một nhóm khách hàng.
Lấy Nicholas Barsan làm một ví dụ minh họa, Nicholas Barsan là một trong những tay môi giới bất động sản đứng đầu ở Mỹ, kiếm ra hơn 1 triệu đô la từ tiền hoa hồng mỗi năm. Hơn một phần ba số hoa hồng này đến từ những khách hàng thân thuộc – những người mua vào rồi lại bán ra. Rõ ràng, chiến thuật tập trung vào làm hài lòng nhóm khách hàng này thực sự là một chiến thuật khôn ngoan của Nicholas.
Cho đến thời điểm này, nguyên lý 80/20 dường như có tính ứng dụng gần như phổ thông đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào.
Áp dụng nguyên lý 80/20 cho cuộc sống hằng ngày của bạn bằng cách thay đổi lối suy nghĩ.
Giống như trong các ví dụ kinh doanh bên trên, nguyên lý 80/20 được áp dụng bằng cách phân tích để tìm ra đâu là phần 20{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} đầu vào sản sinh ra 80{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} đầu ra. Nhưng trong cuộc sống thường ngày, rõ ràng là việc phân tích này sẽ khó thực hiện hơn.
Điều này có nghĩa là bạn cần đến một thứ khác, mang tên: Tư duy 80/20.
Lối suy nghĩ truyền thống là lối suy nghĩ tuyến tính, ở đó giả định rằng mọi nguyên nhân, mọi đầu vào đều quan trọng như nhau, giống như khi còn là trẻ con, chúng ta được dạy rằng tất cả các bạn bè đều quan trọng như nhau.
Trong tình huống này, tư duy 80/20 sẽ làm sáng tỏ sự thật rằng trong thực tế các mối quan hệ không hề có giá trị như nhau. Một vài bạn của chúng ta luôn quan trọng hơn số còn lại, và tình bạn của chúng ta với họ sâu đậm và ý nghĩa hơn nhiều.
Bạn cũng có thể nói rằng 20{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} tình bạn tạo ra 80{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} “giá trị” – giá trị ở đây nghĩa là niềm vui và tình cảm mà bạn nhận được từ tình bạn ấy.
Sự khác biệt căn bản giữa một phân tích 80/20 và tư duy 80/20 là phân tích 80/20 cần đến việc thu thập dữ liệu và phân tích chúng để tìm ra phần 20{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} ở đâu, trong khi đó với tư duy 80/20, bạn chỉ cần dự đoán chúng.
Rõ ràng là, giá trị của một mối quan hệ không thể nào đo được bằng một con số tuyệt đối, nhưng bạn luôn luôn có thể tự đặt câu hỏi: “Trong số những người tôi biết, ai quan trọng nhất? Tôi đã dành bao nhiêu thời gian cho họ mỗi tuần?”
Kiểu câu hỏi như thế này sẽ giúp bạn xác định được mối quan hệ nào là quan trọng nhất đối với bạn.
Khi đó, tư duy 80/20 khuyến khích bạn tìm kiếm chất lượng, thay vì số lượng, và tập trung đào sâu những gì là giá trị nhất, ý nghĩa nhất.
Lối suy nghĩ 80/20 này có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống mà không cần phải thu thập số liệu hay thông tin nào cả.
Hãy dành thời gian của bạn vào những đầu việc quan trọng nhất thay vì tập trung vào việc quản trị thời gian.
Hẳn là bạn không còn xa lạ với thuật ngữ quản trị thời gian, thứ mà thường được làm quá lên trong các cuốn sách phát triển bản thân. Ý tưởng cơ bản ở đây là muốn giúp bạn đạt được nhiều hơn trong lượng thời gian mà bạn có được, và thực sự là kỹ thuật này đã hữu hiệu: nó giúp tăng năng suất từ 15 đến 25{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551}.
Nhưng thậm chí còn có một cách tốt hơn để đạt được hiệu quả mong muốn.
Trong vấn đề quản trị thời gian, mục tiêu là tăng sự hiệu quả bằng cách chèn nhiều đầu việc vào trong một khoảng thời gian cho trước. Cách này dành cho các nhà điều hành, những người vốn có một lịch trình dày đặc và bước đầu tiên cần làm đó là sắp xếp lại hoạt động hằng ngày theo thứ tự ưu tiên.
Đến đây, vấn đề bắt đầu nảy sinh: hầu hết mọi người không biết đầu việc nào là quan trọng nhất, hậu quả là họ ghi chú đến 60{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} hay 70{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} những việc cần làm là “cấp thiết” hay “ưu tiên cao”.
Kết quả ư? Họ phải chịu đựng lịch làm việc dày đặc, và làm việc nhiều hơn trước. Hiển nhiên, việc đẩy nhiều đầu việc hơn vào một lịch trình vốn đã không còn chỗ trống không phải là một cách hay, bởi vì bạn dễ dàng bị quá tải, và thậm chí là điên tiết lên vì stress.
Thay vào đó, quản trị thời gian 80/20 hay còn gọi là “cuộc cải cách về thời gian” giúp bạn xác định ngay từ đầu 20{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} công việc nào sẽ giúp đem lại 80{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} thành quả, và bạn chỉ cần dồn toàn bộ tâm huyết vào chúng.
Ví dụ, trong công việc của chính tác giả ở một hãng tư vấn, tác giả cũng nhận ra rằng hãng của ông ấy thành công hơn những hãng khác, mà thực ra không tốn thêm chút sức lực nào.
Thông thường, các nhà tư vấn cần nỗ lực giải quyết rất nhiều vấn đề của khách hàng, dẫn đến hệ quả là mọi vấn đề chỉ được giải quyết hời hợt, khách hàng lại phải tự mình chịu trách nhiệm cho việc áp dụng thử bất kỳ lời tư vấn nào.
Trái lại, hãng tư vấn của tác giả đã làm theo cách khác: tập trung vào 20{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} những vấn đề quan trọng nhất của khách hàng và sử dụng khoảng thời gian mà họ tiết kiệm được vào việc giúp khách hàng thực thi các kế hoạch đó. Hướng tiếp cận này đã giúp họ vượt lên trên các hãng tư vấn khác và gia tăng được lợi ích của khách hàng.
Kiểu “cách tân tân thời gian” này giúp bạn có thêm thời gian rảnh mà lại không hề làm giảm hiệu quả công việc.
Hướng đến một cuộc sống tốt hơn thông qua việc áp dụng rộng rãi nguyên lý 80/20.
Hầu hết mọi người định nghĩa giá trị cuộc sống bằng sự hạnh phúc họ có được. Mặc dù nghe có vẻ thú vị, nhưng thực tế, rất ít chúng ta cố gắng thay đổi cuộc sống để sống hạnh phúc hơn.
Sự thật là, đa số mọi người dành rất nhiều thời gian để làm những việc làm cho họ cảm thấy buồn phiền. Ví dụ, rất nhiều người chịu đựng những công việc làm cho họ bực dọc. Số nhiều những nhân viên văn phòng dành cả ngày dài ngồi trong bốn bức tường, thờ ơ làm việc, chờ hết giờ làm rồi ra về.
Nhưng bạn có thể cải thiện điều này như thế nào?
Khá đơn giản, bạn nên thử xác định tỉ lệ phân bổ của sự hạnh phúc và phiền muộn trong cuộc sống của mình và tìm ra nguyên nhân trước khi bước vào hành động.
Hãy tự hỏi bản thân mình, 20{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} nào trong cuộc sống mang lại cho bạn tới 80{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} sự hạnh phúc và ngược lại? Khi bạn đã xác định được phần 80{d0673ac6406c73bb6572db4603dd16ad92419be23f202e99d2d2fd7ced23c551} chỉ mang lại một chút hạnh phúc, bây giờ là lúc hành động: hãy giảm bớt thời gian bạn đổ vào những thứ này.
Ví dụ, nếu công việc của bạn làm bạn cảm thấy buồn phiền, bạn có thể thử tìm cách thay đổi nó. Tìm một công việc khác? Thử định nghĩa lại công việc hiện tại? Giảm giờ làm? Nhưng cho dù bạn làm điều gì, bạn không nên cam chịu làm một công việc mà làm bạn cảm thấy muộn phiền suốt cả quãng đời còn lại.
Một khi bạn đã hoàn thành việc giảm bớt những thứ làm bạn không thoải mái, bạn sẽ cảm thấy mình có nhiều thời gian và năng lượng hơn để dùng vào những thứ làm bạn hạnh phúc. Ví dụ, nếu bạn quyết định dành ít thời gian cho công việc hơn, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho gia đình và bạn bè.
.